Đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày một khốc liệt giữa vô vàn các nhà sản xuất lớn nhỏ trên thế giới hiện nay, có thể thấy rằng, hầu hết các doanh nghiệp đều không quên việc tạo ra nhãn hiệu cho sản phẩm của họ trước khi đưa ra thị trường và việc đăng ký nhãn hiệu là thủ tục quan trọng nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ của họ đối với nhãn hiệu. Vậy việc đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài như thế nào? Bài viết dưới đây, Luật ACC sẽ tìm hiểu cách thức đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ.

1. Khái niệm

1.1. Khái niệm nhãn hiệu 

Theo Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, tại chương II, Khoản 1 Điều 6 quy định: “Nhãn hiệu hàng hóa được cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người với hàng hóa hoặc dịch vụ của người khác, bao gồm từ ngữ, tên người, hình, chữ cái, chữ số, tổ hợp màu sắc, các yếu tố hình hoặc hình dạng của hàng hóa hoặc hình dạng của bao bì hàng hóa….”.  

Tại Việt Nam, theo khoản 16 Điều 4 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, nhãn hiệu được hiểu là “dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Như vậy, nhãn hiệu theo Luật SHTT được định nghĩa theo tiêu chí chức năng, theo đó nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở khác nhau. Do vậy, dấu hiệu được dùng làm nhãn hiệu phải độc đáo, đảm bảo cho người tiêu dùng có thể phân biệt, nhận biết hàng hóa, dịch vụ đó của doanh nghiệp nào. 

1.2. Khái niệm bảo hộ nhãn hiệu

Bảo hộ nhãn hiệu là việc dùng những cách thức, biện pháp để bảo vệ cho nhãn hiệu khỏi sự xâm phạm hoặc sử dụng trái phép. Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, bảo hộ đối với nhãn hiệu thực chất là bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, đó là việc nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật xác lập và duy trì quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu cũng như áp dụng các biện pháp, các chế tài để ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền của chủ nhãn hiệu. Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung, đối với nhãn hiệu nói riêng góp phần bảo hộ nội dung đối tượng sáng tạo, chống lại việc sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trái phép, từ đó bù đắp chi phí cho chủ sở hữu đối với sản phẩm của họ và đảm bảo cho họ quyền sử dụng trong một thời gian nhất định.

1.3. Khái niệm đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ

Đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ là việc doanh nghiệp đăng ký quyền được bảo hộ về nhãn hiệu tại Mỹ - nơi mà doanh nghiệp đó có nhu cầu xác lập về quyền sở hữu độc quyền đối với nhãn hiệu. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu này có thể được tiến hành bằng nhiều cách thức khác nhau, tùy theo mục đích, sự lựa chọn của doanh nghiệp.

2. Điều kiện đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ

Theo Hiệp định TRIPs, điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ được nêu tại khoản 1 Điều 15, theo đó: “Các thành viên có thể quy định như là điều kiện được đăng ký rằng các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được”. Bên cạnh điều kiện về mặt hình thức của nhãn hiệu, hiệp định TRIPs còn quy định dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt: “Bất kỳ một dấu hiệu, tổ hợp các dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp khác đều có thể được đăng ký làm nhãn hiệu, trong trường hợp các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tướng ứng các thành viên có thể quy định rằng khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt thông qua việc sử dụng”. 

Tại Việt Nam, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng được điều kiện quy định tại Điều 72 Luật SHTT, cụ thể: 

- Thứ nhất: “Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc”. Theo đó, nhãn hiệu phải được nhận thức, cảm nhận bằng thị giác của con người thông qua việc nhìn ngắm, quan sát, thấy được nhãn hiệu để phân biệt được các hàng hóa, dịch vụ. Hay nói cách khác, nhãn hiệu phải tồn tại dưới dạng một vật chất nhất định để con người có thể nhìn thấy được. Để có thể như vậy, nhãn hiệu phải tổn tại dưới dạng chữ viết, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp các yếu tố trên và được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Tuy vậy, vẫn có những nhãn hiệu không được bảo hộ dù cho là nhãn hiệu có thể nhìn thấy được nếu nhãn hiệu đó là các dấu hiệu thuộc quy định tại Điều 73 Luật SHTT. 

- Thứ hai: “Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác”. Theo đó, nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ; đồng thời nhãn hiệu đó không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật SHTT.

3. Cách thức đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ

Về cơ bản, doanh nghiệp Việt Nam có thể đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ thông qua những cách thức như: Đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Mỹ; Đăng ký nhãn hiệu thông qua các điều ước quốc tế đa phương mà Việt Nam là thành viên như: Công ước Paris, Thỏa ước và Nghị định thư Madrid... Bài viết này Luật ACC sẽ tìm hiểu thủ tục đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Mỹ.

* Về căn cứ tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ:

- Nhãn hiệu đã được sử dụng trong thương mại Mỹ; 

- Có ý định sử dụng trong thương mại Mỹ; 

- Nhãn hiệu được nộp đơn đăng ký tại một quốc gia thành viên của Công ước Paris, hoặc nước là thành viên của một Thỏa ước quốc tế về nhãn hiệu mà Mỹ công nhận; 

- Nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam. 

* Thủ tục nộp đơn: 

Tài liệu và thông tin chung:

- 01 mẫu nhãn hiệu xin đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ; 

- Danh mục cụ thể hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu (kèm theo phân loại quốc tế hàng hóa, dịch vụ (nếu biết); 

- Tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại và quốc tịch của người nộp đơn.

Ngoài các tài liệu và thông tin trên, tùy thuộc vào căn cứ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ, người nộp đơn phải cung cấp thêm các tài liệu và thông tin tương ứng sau: 

- Nếu căn cứ nộp đơn là nhãn hiệu đã được sử dụng: Người nộp đơn phải tuyên bố trong đơn là nhãn hiệu đã được sử dụng, đồng thời nêu rõ ngày nhãn hiệu được sử dụng lần đầu tiên trong thương mại Mỹ, ngày nhãn hiệu được sử dụng lần đầu tiên ở bất kỳ đâu; Nhãn sản phẩm, mẫu bao bì, hoặc ảnh chụp hàng hóa thuộc nhóm sản phẩm có chứa nhãn hiệu, hoặc ảnh chụp quảng cáo dịch vụ mỗi nhóm có gắn nhãn hiệu dịch vụ, để chứng minh nhãn hiệu đã được sử dụng trong thực tế (được nộp kèm theo đơn). 

- Nếu căn cứ nộp đơn là có ý định sử dụng nhãn hiệu: Người nộp đơn phải tuyên bố trong đơn rằng có ý định sử dụng trung thực nhãn hiệu trong thương mại tại Mỹ. 

- Nếu căn cứ nộp đơn là đơn đã nộp ở nước khác: Người nộp đơn phải tuyên bố trong đơn rằng có ý định sử dụng trung thực nhãn hiệu trong thương mại tại Mỹ; Nêu rõ trong đơn tên nước, số đơn, ngày nộp đơn của đơn nộp trước; Bản sao công chứng các đơn đã nộp. 

- Nếu căn cứ nộp đơn là nhãn hiệu đã được đăng ký ở nước xuất xứ của người nộp đơn: Người nộp đơn phải tuyên bố trong đơn rằng có ý định sử dụng trung thực nhãn hiệu trong thương mại tại Mỹ; Nêu rõ trong đơn tên nước, số đăng ký, ngày đăng ký của nhãn hiệu; Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. 

* Nộp đơn đăng ký: 

Cơ quan nhận đơn: Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Mỹ (USPTO)

Ngoài cách nộp trực tiếp, doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ bằng cách nộp đơn trực tuyến qua mạng, tại website https://www.uspto.gov/ của Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa của Mỹ hoặc nộp qua đường bưu điện tới Cơ quan này. Một đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa chỉ được nộp cho một nhãn hiệu cho một hoặc nhiều nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này có nghĩa là nếu sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu thuộc nhiều nhóm phân loại quốc tế hàng hóa, dịch vụ thì người nộp đơn sẽ chỉ cần nộp một đơn. 

* Xét nghiệm đơn: Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa Mỹ (Cơ quan đăng ký) sẽ tiến hành xét nghiệm đơn trong vòng 05 tháng kể từ ngày nộp đơn. Nếu đơn được gửi đến qua Internet, ngày nộp đơn là ngày đơn đến được máy chủ của Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa Mỹ. Nếu đơn được gửi qua bưu điện, ngày nộp đơn là ngày tài liệu được gửi tại bưu điện, thể hiện trên dấu gửi thư đi, trong trường hợp không xác định được ngày gửi thì ngày Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa Mỹ nhận được đơn sẽ là nộp đơn. 

Trong quá trình xét nghiệm, nếu thấy đơn cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc nhãn hiệu không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa thông báo kết quả xét nghiệm đơn, nêu rõ ý kiến của xét nghiệm viên. Người nộp đơn phải trả lời Thông báo kết quả xét nghiệm trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày ra thông báo đó, nếu không thì đơn sẽ được coi như bị từ bỏ. Nếu đơn đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, xét nghiệm viên sẽ đồng ý chuyển đơn sang giai đoạn công bố trên Công báo nhãn hiệu hàng hóa để bất cứ bên thứ ba nào có quyền và lợi ích liên quan có thể phản đối việc đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ. 

* Phản đối đơn: Sau khi đơn nhãn hiệu được công bố trên Công báo nhãn hiệu hàng hóa, trong vòng 30 ngày kể từ ngày công bố, bất kỳ người nào tin tưởng rằng việc đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ sẽ gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình đều có quyền nộp đơn phản đối đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ lên Ủy ban giải quyết khiếu nại nhãn hiệu hàng hóa của Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa. Người phản đối phải nêu rõ lý do phản đối và nộp lệ phí phản đối. 

* Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ hoặc thông báo chấp thuận: Nếu không có đơn phản đối hoặc đơn phản đối không được chấp thuận, đơn sẽ được chuyển sang giai đoạn đăng ký, theo đó: Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ trong vòng 12 tuần sau khi nhãn hiệu được công bố đối với các nhãn hiệu đăng ký dựa trên cơ sở đã được sử dụng trong thương mại hoặc dựa trên cơ sở các điều ước quốc tế. Nếu nhãn hiệu được đăng ký dựa trên cơ sở ý định sử dụng, cũng trong khoảng thời gian trên, Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa sẽ công bố "Thông báo chấp thuận". Sau đó, người nộp đơn có 06 tháng kể từ ngày "Thông báo chấp thuận" để: - Sử dụng nhãn hiệu trong thương mại và đệ trình Tuyên bố sử dụng; - Đề nghị gia hạn 06 tháng để nộp Tuyên bố sử dụng. 

* Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ và gia hạn hiệu lực đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ có hiệu lực trong thời hạn 10 năm kể từ ngày đăng ký. Đăng ký có thể được gia hạn, mỗi lần 10 năm bằng việc nộp đơn xin gia hạn và lệ phí theo quy định. Việc xin gia hạn đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ nói trên có thể thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trong vòng một năm trước khi kết thúc một giai đoạn hiệu lực 10 năm. Việc gia hạn có thể thực hiện trong vòng 06 tháng sau khi kết thúc thời hạn nói trên và người nộp đơn phải nộp thêm khoản phí cho việc gia hạn muộn. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ bị hủy bỏ trong các trường hợp sau:

- Nhãn hiệu không được sử dụng trong vòng 05 năm kể từ ngày đăng ký trong vòng 05 năm kể từ ngày công bố.

- Nhãn hiệu đăng ký trở thành tên chung cho hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu. 

- Nhãn hiệu không còn khả năng phân biệt.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ. Nếu có thắc mắc gì về tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ hay những vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi như sau: Hotline: 1900.3330 hoặc Zalo: 084.696.7979 hoặc Email: [email protected] 

Công ty Luật ACC rất hân hạnh được hỗ trợ quý khách hàng!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo