Đại lý nhượng quyền là gì?

Nhượng quyền là thuật ngữ không quá xa lạ đối với chúng ta trên thị trường hiện nay. Nhượng quyền là một hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền sẽ trao quyền và hỗ trợ bên nhận nhượng quyền để bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo nhãn hiệu, hệ thống hay là phương thức được xác định bởi bên nhượng quyền trong một khoảng thời gian và địa điểm nhất định.. Tuy nhiên với điều kiện bên được nhượng phải đồng ý các thỏa thuận của bên nhượng lại thương hiệu. Đại lý nhượng quyền là gì? Khi tiến hành thủ tục nhượng quyền thương hiệu các bên cần lưu ý gì? Trình tự, thủ tục thực hiện thủ tục nhượng quyền thương hiệu? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây mà ACC chia sẻ để biết thêm thông tin chi tiết

Đại lý nhượng quyền là gì?

Đại lý nhượng quyền là gì?

1. Đại lý nhượng quyền là gì?

Theo Điều 166 Luật Thương mại năm 2005 có quy định: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.”

Đại lý là một trong các cơ chế đại diện của doanh nghiệp để tiếp thị và bán hàng. Một cách đơn giản, đại lý là cá nhân hoặc tổ chức đóng vai trò trung gian giữa khách hàng và doanh nghiệp, có trách nhiệm phân phối sản phẩm của doanh nghiệp đến tay khách hàng.

Đối với mô hình này, đại lý và doanh nghiệp thường ký kết một thỏa thuận. Đại lý sẽ bán các sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp và nhận được một khoản hoa hồng hoặc mức thu nhập hợp lý từ doanh nghiệp.

2. Hoạt động làm đại lý có 03 đặc điểm cơ bản

 Bên Đại lý là đơn vị: nhận hàng hóa của bên giao đại lý để bán, nhận ủy quyền của bên giao đại lý để cung ứng dịch vụ thuộc quyền kinh doanh của bên giao đại lý, hoặc nhận tiền của bên giao đại lý để mua hàng cho bên giao đại lý.

– Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý.

– Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại lý được nhận thù lao làm đại lý do bên biao đại lý chi trả thông qua một trong các hình thức như hưởng hoa hồng, hưởng chênh lệch giá, hoặc một khoản tiền cụ thể được quy định trong hợp đồng làm đại lý.

* Như vậy, có thể rút ra mấy điểm khác biệt như sau:

– Hoạt động đại lý thiên về việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ trực tiếp từ bên giao đại lý, còn hoạt động nhượng quyền thương mại thiên về việc tổ chức điều hành kinh doanh gắn liền với các yếu tố mang tính thương hiệu của bên nhượng quyền thương mại (không nhất thiết phải phân phối trực tiếp hàng hóa, dịch vụ từ bên nhượng quyền thương mại, có thể thực hiện theo chỉ định của bên nhượng quyền thương mại).

– Về tài chính và chịu trách nhiệm pháp lý thì tách bạch rõ giữa bên nhận quyền với bên nhượng quyền thương mại. Đối với hoạt động đại lý, thì bên giao đại lý vẫn có trách nhiệm liên đới đối với hoạt động kinh doanh của bên đại lý liên quan đến hàng hóa mà mình đã giao, hoặc đối với hành vi ủy quyền cung ứng dịch vụ.

– Bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền thương mại. Ngược lại, bên làm đại lý được hưởng thù lao từ bên giao đại lý.

3. Giải pháp để tăng sự gắn kết hệ thống đại lý hiệu quả

Trong giai đoạn thị trường đang cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, phát triển hệ thống đại lý là một giải pháp tối ưu, đồng thời cũng là thách thức lớn. Việc này đòi hỏi người đứng đầu doanh nghiệp phải am hiểu về sản phẩm và thị trường tiêu thụ cũng như hệ thống đại lý, phân phối của mình.

Khi doanh nghiệp nắm bắt được những thay đổi của thị trường, từ đó có những quyết định kịp thời và chính xác giúp hoạt động của kênh phân phối đạt hiệu quả cao. Đồng thời phải có sự gắn kết hệ thống đại lý hiệu quả, gia tăng sức mạnh tinh thần tập thể. Doanh nghiệp cần lưu ý những bí quyết gia tăng sự gắn kết sau để việc quản lý và điều hành hệ thống đại lý, kênh phân phối đạt hiệu quả:

Quan tâm các thành viên trong kênh hoạt động

Nhà quản trị cần quan tâm và tìm hiểu những nhu cầu hay trở ngại của nhân viên trong các kênh phân phối, hệ thống đại lý gặp phải để kịp thời có sự giúp đỡ những thành viên đó. Đồng thời làm tăng tinh thần đoàn kết giữa các thành viên, giúp cho hoạt động trong kênh đạt hiệu quả tốt hơn.

Đánh giá các hoạt động của các thành viên

Một số tiêu chuẩn như mức doanh số, cách xử lý những hàng hoá thất thoát hư hỏng, mức độ quảng cáo sản phẩm và những dịch vụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng mà họ mang lại… thường xuyên được người quản trị dùng để đánh giá hoạt động của những thành viên trong kênh. Nhờ đó mà doanh nghiệp có những chính sách thưởng – phạt phù hợp nhằm khích lệ tinh thần nhân viên, thắt chặt hơn việc quản lý bộ máy phân phối của doanh nghiệp, phát triển bền vững hệ thống đại lý và phân phối bán hàng.

Khuyến khích các thành viên trong kênh

Đoàn kết luôn là mấu chốt cốt lõi để đi đến thành công của cả tập thể. Chính vì thế khi các thành viên trong hệ thống cùng nhau làm việc sẽ đạt được mục tiêu doanh nghiệp đề ra. Ngoài những chính sách phúc lợi, khen thưởng kịp thời cho các đại lý, kênh phân phối có thành tích, doanh thu tốt. Việc dùng quà tặng tri ân đại lý cũng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Bài viết trên là những thông tin chi tiết và cụ thể cho câu hỏi đại lý nhượng quyền là gì . Nếu có những câu hỏi và thắc mắc cần giải đáp xoay quanh các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ về những vấn đề này. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo