Tổ chức đại diện quyền tác giả bao gồm các tổ chức nào?

Vấn nạn xâm phạm quyền tác giả hay các quyền liên quan đến quyền tác giả hiện nay rất phổ biến. Để ngăn chặn tình trạng này cũng như bảo vệ quyền lợi của các tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu thì các tác giả, chủ sở hữu đã thỏa thuận thống nhất cùng nhau thành lập nên tổ chức đại diện quyền tác giả. Vậy tổ chức này được định nghĩa như thế nào? Gồm các tổ chức cụ thể nào? Làm thể nào để trở thành đại diện quyền tác giả? Nhiệm vụ của họ là gì? Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của ACC để hiểu rõ hơn về loại hình tổ chức này nhé.

dai-dien-quyen-tac-gia

Đại diện quyền tác giả

1. Tổ chức đại diện quyền tác giả là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019 giải thích tổ chức đại diện quyền tác giả như sau:

“1. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan là tổ chức phi lợi nhuận do các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thỏa thuận thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan.”

Như vậy, tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả hay tổ chức đại diện quyền tác giả chính là tổ chức do tập thể các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm tự thống nhất để lập ra, hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận.

2. Ý nghĩa của tổ chức đại diện quyền tác giả?

Việc thành lập đại diện quyền tác giả có ý nghĩa rất quan trọng đối với chính bản thân tác giả, chủ sở hữu tác phẩm cũng như hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của xã hội.

Nó giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm liên quan đến quyền được hưởng thù lao, tiền bản quyền tác phẩm cũng như hỗ trợ giải quyết các tranh chấp xung quanh vấn đề bản quyền mà nếu chỉ một mình tác giả tự đứng ra giải quyết sẽ gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, mục đích của nó là duy trì quyền và lợi ích của các thành viên của tổ chức, giúp đảm bảo bền vững những giá trị sáng tạo thuộc sở hữu trí tuệ con người.

3. Tổ chức đại diện quyền tác giả bao gồm các tổ chức nào?

Hiện nay, tại Việt Nam đã thành lập 4 tổ chức đại diện quyền tác giả bao gồm:

3.1. Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam – VCPMC:

Đây là một tổ chức trực thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam đại diện quản lý tập thể trong lĩnh vực âm nhạc. Chức năng của trung tâm này chính là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc Việt Nam.

3.2. Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam – VLCC:

Đây là tổ chức trực thuộc Hội Nhà văn Việt Nam quản lý tập thể trong lĩnh vực văn học, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu quyền tác giả văn học Việt Nam.

3.3. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam – RIAV:

Tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, được thành lập năm 2003 để bảo vệ nhà sản xuất băng đĩa âm thanh tại Việt Nam.

3.4. Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam-VIETRRO: 

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp nhằm góp phần thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, khai thác, sử dụng tác phẩm, phổ biến các giá trị văn hóa, khoa học và nghệ thuật tới công chúng.

4. Các hoạt động của đại diện quyền tác giả hiện hành

Theo khoản 2 Điều 56 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019 thì tổ chức đại diện quyền tác giả thực hiện các hoạt động theo ủy quyền bao gồm:

+ Thực hiện việc quản lý quyền tác giả, quyền liên quan; đàm phán cấp phép, thu và phân chia tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác từ việc cho phép khai thác các quyền được uỷ quyền;

+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên; tổ chức hòa giải khi có tranh chấp.

5. Nhiệm vụ của tổ chức đại diện quyền tác giả?

Nhiệm vụ của đại diện quyền tác giả cũng được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 56 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019 như sau:

  • Thực hiện các hoạt động khuyến khích sáng tạo và các hoạt động xã hội khác;
  • Hợp tác với các tổ chức tương ứng của tổ chức quốc tế và của các quốc gia trong việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan;
  • Báo cáo theo định kỳ và đột xuất về hoạt động đại diện tập thể cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ tư vấn thế nào là tổ chức đại diện quyền tác giả, các tổ chức đại diện hiện hành và nhiệm vụ cũng như các hoạt động của tổ chức. Công ty Luật ACC là đơn vị chuyên hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhất là quyền tác giả một cách nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Nếu quý độc giả có nhu cầu xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé. Xin chân thành cảm ơn!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo