Đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp liên doanh là gì?

Hoạt động đầu tư kinh doanh đòi hỏi nhiều yếu tố vững mạnh về vốn, về tri thức và quy mô, cùng với đó là sự tiếp cận của các nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường Việt Nam khiến cho loại hình công ty liên doanh ngày càng phát triển.

Thực chất thuật ngữ công ty liên doanh không được xem là một loại hình công ty, và cũng không được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật ở nước ta. Vậy Đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp liên doanh là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

đặc Trưng Cơ Bản Của Doanh Nghiệp Liên Doanh

Đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp liên doanh là gì?

1. Công ty liên doanh là gì ?

Thực ra hiện nay chưa có văn bản nào định nghĩa một cách hoàn chỉnh về công ty liên doanh, do đó, ở đây chúng ta chỉ nói tới khái niệm mà mọi người vẫn tự đưa ra.

Công ty liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam.

– Công ty liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần mỗi bên sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp.

– Công ty liên doanh mang tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư

– Vốn pháp định của công ty liên doanh: Vốn pháp định ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư.

+ Với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án quy có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận.

+ Phần tỷ lệ góp vốn của các bên trong công ty liên doanh trên cơ sở thỏa thuận, tuy nhiên không được thấp hơn 30% vốn pháp định của công ty liên doanh

– Trong tổ chức hoạt động của công ty liên doanh: Có sự phối hợp cùng góp vốn trong việc đàu tư sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam. Mức độ tham gia quản lý doanh nghiệp, tỷ lệ lợi nhuận được hưởng cũng như rủi ro mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu căn cứ vào tỷ lệ góp vốn của các bên.

2. Điều kiện thành lập công ty liên doanh

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, muốn thành lập công ty liên doanh các nhà đầu tư cũng cần có một số điều kiện nhất định. Sau đây là một số điều kiện thành lập công ty liên doanh:

- Về chủ thể (nhà đầu tư)

+ Cá nhân: Phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không trong thời gian chấp hành hình phạt tù và các hình phạt hành chính khác theo quy định.

+ Pháp nhân: thành lập hợp pháp, vẫn đang hoạt động tại thời điểm thực hiện đầu tư.

- Về tài chính

+ Năng lực tài chính của chủ đầu tư phải tương ứng với số vốn cam kết đầu tư vào dự án. Tức là chủ đầu tư phải đủ khả năng chi trả với số vốn đã cam kết

+ Ngân hàng giữ số tiền đầu tư vào công ty là ngân hàng hợp pháp và được phép hoạt động tại Việt Nam

- Vốn pháp định của công ty: đáp ứng các yêu cầu theo pháp luật Việt Nam về công ty liên doanh

- Phù hợp với pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia ký kết hoặc công nhận.

Ngoài các điều kiện thành lập công ty liên doanh cụ thể, doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện về thành lập công ty khác theo quy định của pháp luật.

>>> Để tìm hiểu thêm về việc thành lập công ty liên doanh, mời bạn tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập công ty liên doanh mới nhất 2023

3. Đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp liên doanh

Công ty liên doanh có các đặc điểm pháp lý chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, Công ty liên doanh là công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài, vì vậy, tài sản của doanh nghiệp được tách bạch với tài sản của các bên tham gia doanh nghiệp, chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình.

Thứ hai, Công ty liên doanh là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân. Công ty liên doanh được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa nhà nước Việt Nam với nước ngoài. Giấy phép đầu tư được cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp liên doanh đồng thời cũng là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Công ty liên doanh ở Việt Nam là tổ chức kinh tế độc lập, có thể tự mình tham gia các hoạt động kinh doanh một cách độc lập và bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác và chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh đó.

Thứ ba, Quy định về vốn, vốn pháp định của các doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải đủ 30% vốn đầu tư thành lập công ty liên doanh. Đối với các dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích kinh doanh thì có thể thấp hơn nhưng không được vượt quá 20% số vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp phép chấp thuận.

Thứ tư, Trong tổ chức hoạt động của công ty liên doanh có sự phối hợp cùng góp vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư Việt Nam. Tỷ lệ góp vốn của mỗi bên sẽ quyết định tới mức độ tham gia quản lý doanh nghiệp, tỷ lệ lợi nhuận được hưởng cũng như rủi ro mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu.

Thứ năm, Hình thức doanh nghiệp liên doanh cũng có sự bất lợi là có sự ràng buộc chặt chẽ trong một pháp nhân chung giữa các bên hoàn toàn khác nhau không chỉ về ngôn ngữ mà còn về truyền thống, phong tục, tập quán, phong cách kinh doanh, do vậy có thể phát sinh những mâu thuẫn không dễ gì giải quyết.

4. Các câu hỏi thường gặp

Điều kiện thành lập công ty liên doanh

Thứ nhất, Về chủ thể (nhà đầu tư)

Đối với cá nhân: Phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không trong thời gian chấp hành hình phạt tù và các hình phạt hành chính khác theo quy định.

Đối với pháp nhân: thành lập hợp pháp, vẫn đang hoạt động tại thời điểm thực hiện đầu tư.

Thứ hai, Về tài chính

Năng lực tài chính của chủ đầu tư phải tương ứng với số vốn cam kết đầu tư vào dự án. Tức là chủ đầu tư phải đủ khả năng chi trả với số vốn đã cam kết. Vốn pháp định của công ty liên doanh phải đáp ứng các yêu cầu theo pháp luật Việt Nam về công ty liên doanh

Thứ ba, Về ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề được pháp luật cho phép tại Việt Nam, không kinh doanh ngành nghề thuộc lĩnh vực cấm đã được quy định. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty liên doanh phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam (luật doanh nghiệp, luật đầu tư, cam kết WTO…).

Ưu và nhược điểm của công ty liên doanh

Công ty liên doanh là hình thức Công ty thực sự đem đến nhiều lợi thế cho cả nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các nhà đầu tư Việt Nam, lúc tham gia Công ty liên doanh, ngoài việc tượng phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, nhà đầu tư việt nam còn có điều kiện tiếp cận với khoa học hiện đại, và trình độ quản lý kinh tế tiên tiến.

Đối với bên nước ngoài, lợi thế được hưởng là được đảm bảo khả năng thành công cao hơn do môi trường buôn bán, pháp lý hoàn toàn xa lạ nếu không có bên việt nam thì sẽ gặp rất nhiều cạnh tranh.

Bên cạnh những ưu điểm thì công ty liên doanh có một số hạn chế nhất định. Đó là ràng buộc giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp liên doanh bắt buộc phải chặt chẽ. Do đó, việc điều hành và quản lý doanh nghiệp đòi hỏi phải là những chuyên gia thực thụ. Hay việc bất đồng ngôn ngữ. Việc liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho những doanh nghiệp còn yếu kém về ngôn ngữ quốc tế.

Đặc biệt là ngôn ngữ của doanh nghiệp được liên doanh. Sự khác nhau ko chỉ về ngôn ngữ mà còn về truyền thống, phong tục, tập quán, thời trang kinh doanh, vì thế có thể phát sinh những mâu thuẫn ko dễ gì giải quyết.

Trên đây là các thông tin về Đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp liên doanh là gì?  mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo