Đặc điểm sản xuất kinh doanh công ty vận tải

Mỗi người có những ý tưởng kinh doanh khác nhau như: dịch vụ ăn uống, dịch vụ kinh doanh vận tải, dịch vụ tư vấn, dịch vụ kế toán…mỗi ngành nghề có những đặc điểm khác nhau để hình thành, phát triển. Khi bạn tiến hành thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải cần lưu ý những gì. 

Đặc điểm sản xuất kinh doanh công ty vận tải

Đặc điểm sản xuất kinh doanh công ty vận tải

1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh công ty vận tải

Vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, hoạt động kinh doanh vận tải có đặc điểm sau:

– Sản phẩm vận tải không có hình thái vật chất cụ thể, là quá trình di chuyển hàng hóa, hành khách từ nơi này đến nơi khác, quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời, không có sản phẩm làm dở.

– Sản phẩm vận tải được đo bằng các chỉ tiêu cân/km hàng hóa vận chuyển và người/km hành khách.

– Hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải có tính đa dạng về loại hình hoạt động như vận tải ô tô, đường sắt, đường biển, đường sông, hàng không, vận tải thô sơ… mỗi loại hình vận tải đểu có tính đặc thù riêng chi phối đến công tác kế toán chi phí và giá thành sản phẩm.

– Hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải phải quản lý quá trình hoạt động theo nhiều kiểu khác nhau như giao dịch, hợp đồng vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách, thanh toán hợp đồng, lập kế’ hoạch điều vận và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch.

– Lái xe và phương tiện làm việc chủ yếu hoạt động ở bên ngoài doanh nghiệp một cách độc lập, lưu động nên kế hoạch vận chuyển phải được cụ thể hoá cho từng ngày, tuần, định kỳ ngắn….; quá trình quản lý phải rất cụ thể, phải xây dựng được chế độ vật chất rõ ràng, vận dụng cơ chế khoán hợp lý.

– Phương tiện vận tải là các TSCĐ, các phương tiện này bao gồm nhiều loại có tính năng, tác dụng, hiệu suất và mức tiêu hao nhiên liệu khác nhau nên yêu cầu quản lý các phương tiện vận tải cũng khác nhau. Mặt khác, sự đa dạng của các loại hình dịch vụ vận tải với nhiều loại phương tiện có chất lượng khác nhau, các tuyến xe khác nhau nên có ảnh hưởng lớn đến việc tính toán xác định chi phí của hoạt động dịch vụ vận tải.

– Vận tải hành khách có tính phức tạp hơn so với vận tải hàng hóa, bởi vận tải hàng hóa thường được thực hiện theo hợp đồng được ký kết và ít có sự thay đổi về lịch trình, còn vận tải hành khách thì mạng lưới bán vé có thể’ được tổ chức ở nhiều nơi và thường phát sinh các trường hợp đổi vé, đổi hành trình, trả lại vé; mặt khác, giữa thời điểm khách mua vé và thời điểm sử dụng dịch vụ thường có khoảng cách về thời gian, điều này làm cho việc xác định thời điểm ghi nhận doanh thu và quản lý doanh thu trở nên phức tạp.

– Hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải phụ thuộc khá lớn vào điều kiện tự nhiên về địa lý, khí hậu, thời tiết cùng với tính thời vụ của loại hình dịch vụ này nên hoạt động kinh doanh vận tải có tính rủi ro cao.

Trong xu thế hội nhập và phát triển, nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách giữa các vùng, các khu vực và trên toàn thế giới tăng nhanh, và khi dịch vụ vận tải phát triển sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao khả năng tiêu thụ các sản phẩm xã hội bằng cách đưa sản phẩm từ nơi này đến nơi khác, đáp ứng nhu cầu đi lại, tham quan, du lịch của mọi tầng lớp dân cư.

2. Đặc điểm của tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ vận tải

Vai trò của kinh doanh vận tải

 

Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ vận tải có những đặc điểm cơ bản sau:

– Doanh nghiệp vận tải quản lý quá trình hoạt động theo nhiều khâu khác nhau như giao dịch, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bao gồm cả xếp dỡ hàng hóa tại điểm đến (cảng biển, bến tàu, nhà ga…) hoặc vận chuyển hành khách, thanh lý các hợp đồng vận chuyển, lập kế hoạch điều vận và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vận chuyển.

– Kế Hoạch tác nghiệp của các doanh nghiệp vận tải thường cụ thể hóa cho từng ngày, tuần, thậm chí đến từng lịch trình vận chuyển, có tính định kỳ ngắn, người điều khiển và phương tiện vận tải làm việc chủ yếu ở ngoài doanh nghiệp. Do đó, đòi hỏi phải có một quy trình kiểm soát rõ ràng, phân định trách nhiệm vật chất đối với từng khâu, bước công việc, và vận dụng cơ chế khoán một cách hợp lý phù hợp với đặc thù hoạt động vận tải.

– Phương tiện vận tải là TSCĐ chủ yêu và quan trọng không thể thiếu được trong quá trình thực hiện dịch vụ vận tải. Các phương tiện này gồm nhiều loại có tính năng, tác dụng, hiệu quả và mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng khác nhau. Mặt khác mỗi loại phương tiện cũng đòi hỏi chế độ bảo quản, bảo dưỡng, điểm đỗ và điều kiện vận hành hoàn toàn khác nhau. Sự khác biệt giữa phương tiện vận tải đường bộ, phương tiện vận tải đường sông, phương tiện vận tải hàng không… cũng như mức tải trọng khác nhau trong mỗi loại phương tiện vận tải đều có ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí và doanh thu dịch vụ.

– Quá trình kinh doanh dịch vụ vận tải, ngoài việc phụ thuộc vào năng lực phương tiện của mỗi doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện hạ tầng cơ sở của mỗi vùng địa lý khác nhau như đường sá, cầu, phà, điều kiện về thông tin liên lạc và điều kiện địa lý, khí hậu… Ngoài ra kinh doanh dịch vụ vận tải còn phụ thuộc vào yếu tố con người liên quan trực tiếp đến trình độ làm chủ phương tiện của người điều khiển, khả năng giao tiếp và cách ứng xử văn hóa, đặc biệt trong vận chuyển hành khách. 

– Quá trình kinh doanh dịch vụ vận tải thường có quan hệ chặt chẽ với các dịch vụ gia tăng khác như xếp dỡ hàng hóa, thủ tục thông quan, kiểm định chất lượng, chuyển phát nhanh thư từ, bưu phẩm… (đối với vận chuyển hàng hóa) hoặc dịch vụ lữ hành, nghỉ ngơi, mua sắm, hướng dẫn du lịch… (đối với vận chuyển hành khách). Do vậy, nhiều doanh nghiệp vận tải có tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các hình thức liên kết trong chuỗi giá trị để tăng khả năng cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng và phát triển dịch vụ hỗ trợ ngoài chức năng chính là kinh doanh dịch vụ vận tải.

Ngành vận tải gồm nhiều loại hình hoạt động như vận tải ôtô, vận tải đường sắt, vận tải đường biển, đường sông (vận tải thủy), vận tải hàng không, vận tải thô sơ... Mỗi loại hình vận tải nói trên đều có những đặc điểm đặc thù, chi phối đến công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Vì vậy để quản lý một cách hiệu quả, khoa học hoạt động kinh doanh, các nhà quản trị trong các doanh nghiệp vận tải cần phải tính đến những đặc điểm đặc thù đó trong quá trình ra quyết định quản lý.

3. Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Người kinh doanh vận tải cần chuẩn bị những gì để bắt đầu kinh doanh?

Người kinh doanh vận tải cần chuẩn bị những gì sau để bắt đầu kinh doanh:

  • Nghiên cứu thị trường: Người kinh doanh vận tải cần nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh, cơ hội và thách thức trong ngành.
  • Lập kế hoạch kinh doanh: Người kinh doanh vận tải cần lập kế hoạch kinh doanh để xác định mục tiêu, chiến lược, tài chính, nhân sự,...
  • Chuẩn bị vốn: Người kinh doanh vận tải cần chuẩn bị vốn để đầu tư mua phương tiện vận tải, xây dựng kho bãi,...
  • Chuẩn bị giấy phép kinh doanh: Người kinh doanh vận tải cần xin giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 2: Tương lai của ngành vận tải sẽ như thế nào?

Tương lai của ngành vận tải sẽ như sau:

  • Ngành vận tải sẽ tiếp tục phát triển: Ngành vận tải sẽ tiếp tục phát triển do nhu cầu vận chuyển hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng.
  • Ngành vận tải sẽ có nhiều thay đổi: Ngành vận tải sẽ có nhiều thay đổi do sự phát triển của công nghệ, như tự động hóa, công nghệ thông tin,...

Người kinh doanh vận tải cần nắm bắt được xu hướng phát triển của ngành để có thể thích ứng và phát triển kinh doanh.

Câu hỏi 3: Công ty logistics là gì?

Công ty logistics là một tổ chức cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan,... để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc lưu thông hàng hóa, dịch vụ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo