CV là gì?

CV là một thuật ngữ vô cùng phổ biến trong đời sống hiện nay. Bên dưới mỗi bài đăng tuyển tuyển dụng, bạn thường thấy câu “Vui lòng gửi CV ứng tuyển về địa chỉ email này”. Vậy CV là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Cv Là Gì
CV là gì?

1. CV là gì?

CV là viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae thường được dịch là sơ yếu lý lịch, nhưng không phải chỉ có thế. Bản chất của CV là tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng liên quan tới công việc của các ứng viên muốn gửi đến nhà tuyển dụng.

 

Ngoài ứng tuyển việc làm, CV còn là hồ sơ thiết yếu để dự tuyển học bổng, chương trình trao đổi sinh viên, các cuộc thi có tính sàng lọc, cạnh tranh cao. Ngoài ra, ở một số nơi thường sử dụng từ Résumé (trong tiếng Pháp có nghĩa là tóm lược) để thay thế cho CV.

2. CV xin việc gồm những gì?

Một CV xin việc chuẩn không chỉ phải cung cấp được đầy đủ thông tin cá nhân mà còn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nhờ vào điều đó, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng sàng lọc và đánh giá, hơn hết là ấn tượng hơn với CV của bạn. Một CV cần phải gồm những thông tin sau đây:

  •  Thông tin cá nhân ứng viên: Bạn cần trình bày thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại, số điện thoại và email liên lạc.
  •  Trình độ học vấn: Trình độ học vấn như: Cao đẳng, Đại học, Trung cấp hay Sơ cấp… Nếu bạn đã học các khóa đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, có chứng chỉ liên quan như: Chứng chỉ nghiệp vụ Quản trị Nhà hàng – Khách sạn, chứng chỉ tiếng Anh TOEIC, TOEFL hay tin học văn phòng, bạn nên ghi ra. Như vậy sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn khả năng của bạn giữa hàng chục, hàng trăm ứng viên khác.
  •  Kỹ năng làm việc: Đây được xem là một trong những tiêu chí đánh giá cao nhất trong mỗi CV. Nhờ vào các kỹ năng mà bạn liệt kê như: kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình hoặc các kỹ năng đặc thù cho từng ngành… mà nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên hơn.
  •  Kinh nghiệm làm việc: Mỗi CV không thể thiếu kinh nghiệm làm việc. Và hầu hết các nhà tuyển dụng hiện nay đều yêu cầu ứng viên đều phải có kinh nghiệm làm việc để đảm bảo hơn các yêu cầu về công việc tại doanh nghiệp.
  •  Mục tiêu và phương hướng nghề nghiệp: Thông qua mục tiêu và phương hướng nghề nghiệp của bạn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người có chí tiến thủ và có kế hoạch rõ ràng về công việc tại doanh nghiệp hay không, từ đó sẽ cân nhắc đơn xin việc của bạn.
  •  Năng khiếu, sở thích cá nhân: Bạn liệt kê ngắn gọn vào CV các năng khiếu như ca hát, dẫn chương trình, ảo thuật… một phần sẽ chứng tỏ bạn sẽ nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới nhanh hơn, làm quen với mọi người.

3. Hướng dẫn viết CV cho người chưa có kinh nghiệm

 

Đối với những bạn chưa biết gì về CV cũng như chưa biết phải viết CV như thế nào, thì một chiếc CV tiêu chuẩn gồm các thành phần sau:

3.1. Thông tin liên hệ của bạn

Thông tin liên hệ bao gồm tên đầy đủ, số điện thoại và địa chỉ email của bạn. Bạn có thể ghi địa chỉ tạm trú hoặc không. Nếu ghi thêm địa chỉ tạm trú bạn chỉ cần ghi quận (huyện), thành phố bạn đang ở là được, không cần phải ghi cụ thể.

3.2. Chi tiết lịch sử học tập của bạn theo thứ tự thời gian

Về lịch sử học tập, bạn lưu ý ghi từ mốc thời gian Trung học Phổ thông trở lên, không cần phải ghi tất cả quá trình học tập từ nhỏ đến lớn. Về mốc thời gian, bạn chỉ cần ghi năm bắt đầu học đến năm kết thúc. Vì thường nhà tuyển dụng quan tâm đến kinh nghiệm làm việc của bạn hơn.

3.3. Kinh nghiệm làm việc của bạn

Liệt kê tên công ty hoặc tổ chức, tên vị trí công việc và thời gian làm việc của tất cả các công việc mà bạn đã làm (bạn phải chọn lọc, xem xét công việc đó có nên đưa vào CV hay không). Liệt kê các nhiệm vụ, kinh nghiệm đạt được và thành tích của bạn. Miêu tả ngắn gọn và xúc tích về quá trình làm việc của bạn bằng cách gạch đầu dòng.

Tốt nhất bạn nên sử dụng các con số để đo lường hiệu quả làm việc của bạn khi có thể. Điều này gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng, đồng thời giúp họ thấy kết quả chính xác mà bạn đã mang lại cho các công ty trước của bạn. Để làm được như vậy, hãy xem xét những gợi ý sau:

  • Số tiền: Mang đã mang về bao nhiêu lợi nhuận cho công ty? Tăng bao nhiêu doanh thu hằng năm của công ty?
  • Phần trăm: Bạn đã vượt quá mục tiêu bán hàng của mình là bao nhiêu %? Bạn đã tăng doanh thu của công ty bao nhiêu %?
  • Con số: Bạn đã quản lý bao nhiêu nhân viên? Bạn đã trả lời bao nhiêu cuộc gọi mỗi ngày? Bạn đã phối hợp với bao nhiêu văn phòng / địa điểm trong một dự án?

3.4. Các kỹ năng và bằng cấp liên quan

Đây là một phần kỹ năng riêng biệt, bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn nên đọc kỹ bảng mô tả công việc rồi liệt kê ra những kỹ năng nào phù hợp với công việc đó nhất.

3.5. Danh hiệu và giải thưởng

 

Dùng phần này để làm nổi bật những thành tựu của bạn trong lĩnh vực liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển. Bắt đầu với tên giải thưởng, sau đó là năm nó được trao, tổ chức đã trao cho bạn giải thưởng và thông tin chi tiết về giải thưởng như tần suất trao giải thưởng, bao nhiêu người nhận giải thưởng, v.v.

3.6. Các ấn phẩm có liên quan

Bao gồm bài báo, nghiên cứu, sách hoặc các ấn phẩm khác nổi bật của bạn.

3.7. Ảnh

Ảnh CV nên là ảnh chân dung, tuy không cần quá nghiêm túc như chụp ảnh thẻ nhưng bạn cần phải mặc trang phục lịch sự. Ảnh cần cho thấy toàn diện khuôn mặt của bạn, nên mỉm cười để nhà tuyển dụng thấy được nguồn năng lượng tích cực từ bạn.

3.8. Đọc lại CV của bạn để tìm lỗi

Trước khi nộp đơn xin việc, hãy nhớ xem kỹ CV của bạn xem có sai sót hoặc mâu thuẫn nào không. Cân nhắc nhờ đồng nghiệp đáng tin cậy hoặc người cố vấn chuyên nghiệp đánh giá, đặc biệt nếu họ có kinh nghiệm trong ngành mà bạn đang ứng tuyển. Điều này có thể hữu ích trong việc giúp bạn tạo ra một bản CV được trau chuốt.

4. Những lưu ý khi viết CV?

  • Lỗi chính tả
  • Font chữ loằng ngoằng, quá màu mè và không khoa học
  • CV quá dài dòng, lê thê và không đi đúng trọng tâm mà nhà tuyển dụng cần
  • Chú ý đến từ khóa trong CV xin việc, bám sát vào yêu cầu công việc
  • Sử dụng giấy in chất lượng, trắng không loang lổ
  • Kinh nghiệm liên quan tới công việc cần được trình bày nổi bật
  • Sử dụng hệ thống từ ngữ mang ý nghĩa tích cực, mô tả khách quan rõ ràng những công việc bạn đã làm
  • Để tạo thu hút thì khi trình bày bạn nên sử dụng chữ in đậm hoặc in nghiêng

5. Các câu hỏi thường gặp

Tại sao phải viết CV xin việc?

Hiện nay, CV xin việc là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá và xem xét từng ứng viên, thậm chí là cơ sở chính để loại những ứng viên không phù hợp trước vòng phỏng vấn.

Tạo CV xin việc ở đâu?

Có nhiều cách để tạo CV xin việc. Bạn có thể tự tạo CV bằng các công cụ thiết kế như Photoshop, Powerpoint, Illustrator hay tải các mẫu CV xin việc file word tuy nhiên tính thẩm mỹ của CV file word thường không cao bằng CV được thiết kế bằng những công cụ đồ họa.

TopCV là gì?

TopCV là nền tảng tuyển dụng hàng đầu Việt Nam. TopCV cung cấp dịch vụ viết CV Online chuyên nghiệp, là kênh tìm việc làm uy tín dành cho mọi ứng viên và cung cấp dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng cao cấp dành cho các doanh nghiệp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo