Trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, ngành điều tra hình sự quân đội với cơ quan đầu ngành là Cục Điều tra hình sự cùng với các cơ quan khối pháp chế trong và ngoài quân đội đã làm tốt công tác quản lý chặt chẽ tình hình vi phạm và tội phạm, tiến hành điều tra xử lý kịp thời các vụ án, vụ việc xảy ra, tham mưu cho các cơ quan, đơn vị có liên quan các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả. Vậy các thông tin về cục trưởng cục quân lực bộ quốc phòng như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Khái quát về Bộ Quốc phòng
Bộ Quốc phòng là tên gọi chung cho một phần thuộc Chính phủ trong một quốc gia được chia thành các Bộ, hoặc các phòng, ban, chịu trách nhiệm về các vấn đề quốc phòng. Một bộ phận như vậy thường gồm tất cả các chi nhánh đơn vị của Quân đội và thường được quản lý bởi một Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tùy theo mỗi quốc gia, tùy theo thời điểm, cơ quan này có thể mang những tên gọi khác nhau, tuy nhiên, chúng đều có một điểm chung là đảm nhận việc quản lý quân sự và hệ thống quân đội của quốc gia đó.
Bộ Quốc phòng Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ Việt Nam, tham mưu cho Nhà nước Việt Nam về đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc; quản lý nhà nước về lĩnh vực quốc phòng trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lý và chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam, Dân quân tự vệ; quản lý các dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam vừa là người chỉ đạo thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng theo quy định của pháp luật, vừa chịu trách nhiệm tổ chức, xây dựng, quản lý và là người chỉ huy cao nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ.
Bộ quốc phòng trong tiếng Anh gọi là “Ministry of Defence”.
Cơ cấu tổ chức của Bộ quốc phòng Việt Nam hiện nay gồm:
- Văn phòng Bộ Quốc phòng
- Bộ Tổng Tham mưu
- Tổng cục Chính trị
- Tổng cục Hậu cần: Tổng cục Hậu cần là cơ quan đầu ngành về hậu cần của Quân đội nhân dân Việt Nam; có chức năng tham mưu, chỉ đạo, tổ chức bảo đảm vật chất, bảo đảm sinh hoạt, bảo đảm quân y, bảo đảm vận tải… cho quân đội.
- Tổng cục Kỹ thuật: Tổng cục Kỹ thuật là cơ quan đầu ngành kỹ thuật của Quân đội nhân dân Việt Nam có chức năng tham mưu, bảo đảm kỹ thuật cho quân đội, có các cục chức năng chịu trách nhiệm về bảo đảm kỹ thuật cho các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng.
- Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng: Tổng cục Công nghiệp quốc phòng chịu trách nhiệm sản xuất vũ khí, trang bị quân dụng cho quân đội và dân quân tự vệ. Tổng cục Công nghiệp quốc phòng có Chủ nhiệm và các Phó Chủ nhiệm, Chính ủy và Phó Chính ủy, các cục chức năng, các nhà máy sản xuất vũ khí, khí tài, các trường dạy nghề, các đơn vị trực thuộc.
- Tổng cục Tình báo Quốc phòng: Tổng cục Tình báo quốc phòng là cơ quan tình báo chuyên trách chiến lược của Đảng, Nhà nước Việt Nam; cơ quan tình báo chuyên trách quân sự của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng.
- Cục đối ngoại: Cục Đối ngoại trực thuộc Bộ Quốc phòng là cơ quan quản lý nhà nước về đối ngoại quốc phòng của quân đội.
- Cục cảnh sát biển: Cục Cảnh sát biển trực thuộc Bộ Quốc phòng là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn, bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Nhà nước Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.
2. Khái quát về Bộ tổng tham mưu Bộ Quốc phòng
Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là cơ quan tham mưu chiến lược về quân sự, quốc phòng của Đảng, Nhà nước đồng thời là cơ quan chỉ huy cao nhất của Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ Việt Nam. Đứng đầu cơ quan này Tổng tham mưu trưởng, kể từ năm 1978, vị trí này kiêm nhiệm luôn chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Bộ Tổng tham mưu được xem là cơ quan tham mưu quân sự chính quy đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, với ngày thành lập là ngày 7 tháng 9 năm 1945, theo nội dung chỉ thị của Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh giao cho ông Hoàng Văn Thái làm Tổng tham mưu trưởng đầu tiên của lực lượng vũ trang Việt Nam Giải phóng quân do Việt Minh lãnh đạo.
Tuy nhiên, do áp lực của quân đội Trung Hoa Quốc Dân Đảng đòi giải thể lực lượng chính quy Việt Nam Giải phóng quân, tháng 11 năm 1945, Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn. Ngày 2 tháng 3 năm 1946, Kháng chiến Ủy viên Hội được thành lập với Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch; đến ngày 6 tháng 5 năm 1946, thì đổi tên thành Quân sự Ủy viên Hội theo Sắc lệnh 60-SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gọi tắt là Quân ủy hội. Bộ Tổng tham mưu Vệ quốc đoàn chuyển thành Cục tham mưu, là một trong 5 cơ quan chuyên môn thuộc Quân ủy hội.Tháng 11 năm 1946, Bộ Quốc phòng sáp nhập với Quân sự Ủy viên Hội thành Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy, do Võ Nguyên Giáp làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Chỉ huy Quân đội toàn quốc. Theo Sắc lệnh 47-SL ngày 1 tháng 5 năm 1947 của Chủ tịch nước, Bộ Tổng tham mưu là một trong 7 cơ quan chuyên môn của Bộ Tổng Chỉ huy.
Mãi đến sau năm 1975, khi Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam chấm dứt hoạt động, Bộ Tổng tham mưu chuyển về trực thuộc quyền quản lý hành chính của Bộ Quốc phòng.
Lãnh đạo hiện nay của Bộ tổng tham mưu bao gồm:
- Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng: Thượng tướng Nguyễn Tân Cương
- Phó Tổng tham mưu trưởng: Trung tướng Nguyễn Doãn Anh
- Phó Tổng tham mưu trưởng: Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng
- Phó Tổng tham mưu trưởng: Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn
- Phó Tổng tham mưu trưởng: Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa
- Phó Tổng tham mưu trưởng: Trung tướng Nguyễn Trọng Bình
- Phó Tổng tham mưu trưởng: Thiếu tướng Phạm Trường Sơn
3. Cục trưởng cục quân lực bộ quốc phòng
Cục Quân lực trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng Việt Nam thành lập ngày 08 tháng 9 năm 1945 là cơ quan đầu ngành quản lý và bảo đảm quân số cấp chiến lược của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Về tổ chức của Cục Quân lực như sau:
- Phòng Kế hoạch Tổng hợp
- Phòng Tổ chức Biên chế
- Phòng Quân số Chính sách
- Phòng Trang bị
- Phòng Động viên
- Ban Tài chính
- Ban Khoa học Quân sự
- Ban Hành chính
Lãnh đạo Cục Quân lực hiện nay bao gồm:
- Cục trưởng: Trung tướng Vũ Văn Sỹ
- Phó Cục trưởng: Thiếu tướng Trịnh Ngọc Giao
- Phó Cục trưởng: Đại tá Nguyễn Thành Long
- Phó Cục trưởng: Thiếu tướng Mai Văn Hồng
Cục trưởng Cục Quân lực Bộ Quốc phòng là Trung tướng Vũ Văn Sỹ (sinh năm 1963) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng. Ông hiện giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quân lực, Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Trước năm 2012, ông là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 10, Quân đoàn 3.
- Năm 2012, ông giữ chức Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân đoàn 3.
- Tháng 6 năm 2015, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn 3
- Năm 2016, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng.
- Tháng 7 năm 2018, ông được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Quân huấn, Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Tháng 2 năm 2020, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương Bộ Quốc phòng bổ nhiệm ông giữ chức Cục trưởng Cục Quân lực, Quân đội nhân dân Việt Nam, thay thế cho ông giữ chức Cục trưởng Cục Quân huấn là Thiếu tướng Thái Văn Minh.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề cục trưởng cục quân lực bộ quốc phòng, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về cục trưởng cục quân lực bộ quốc phòng vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận