Cover bài hát có "dính" bản quyền âm nhạc không ? [2023]

Việc sao chép, sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bài hát, tác phẩm âm nhạc, chương trình mà không được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu hoặc đơn vị tổ chức chương trình, kể cả sao chép điện tử, đều bị coi là vi phạm bản quyền tác giả đối với bản nhạc, bài hát. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến bản quyền âm nhạc. 

Tải Xuống (1)
Bản quyền bài hát

1. Bản quyền bài hát là gì ? 

Bản quyền bài hát là quyền mà pháp luật bảo hộ đối với người sáng tạo hoặc người sở hữu bài hát, theo đó, họ được độc quyền sử dụng bài hát, cho phép hoặc không cho phép người khác sử dụng bài hát của họ và khi quyền tác giả của bài hát bị xâm phạm, chủ sở hữu bài hát có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi của họ.

Một bài hát khi được giới thiệu đến công chúng, thì bài hát đó là kết quả sáng tạo của Nhạc sỹ (người sáng tác tác phẩm âm nhạc), Người biểu diễn, trình bày tác phẩm (ca sĩ, nhạc công,…) và của Nhà sản xuất âm nhạc (ghi âm, ghi hình cuộc biểu diễn). Theo đó, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, bảo hộ Quyền tác giả cho tổ chức, cá nhân sáng tạo ra hoặc sở hữu tác phẩm âm nhạc và Bảo hộ Quyền liên quan đến quyền tác giả cho tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình.

Người được bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả tác phẩm âm nhạc được độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác biểu diễn, sao chép, truyền đạt,… Tác phẩm âm nhạc đến công chúng.

Khi tổ chức, cá nhân không phải là chủ sở hữu quyền tác giả bài hát mà muốn sử dụng bài hát, thì phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả bài hát.

2. Căn cứ phát sinh quyền tác giả đối với bài hát. 

Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc phát sinh từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không bắt buộc phải đăng ký hay công bố (theo khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

Tuy nhiên, để tránh khỏi những tranh chấp và chứng minh bài hát thuộc quyền sở hữu của mình thì tác giả, chủ sở hữu nên thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho bài hát. Nếu không đăng ký, việc chứng minh này rất khó khăn, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của tác giả, chủ sở hữu với bài hát.

3. Cover bài hát có vi phạm bản quyền âm nhạc không ? 

Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2015 nêu rõ âm nhạc là một trong những tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả và ca sĩ trình bày bài hát đó sẽ được bảo hộ quyền liên quan.

Theo đó, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm này trước công chúng, sao chép tác phẩm, truyền tác phẩm đến công chúng bằng các phương tiện kỹ thuật…

Ngoài ra, cover bài hát được hiểu là việc hát lại một bài hát đã có trước đó. Bởi vậy, đây cũng có thể coi là một dạng của tác phẩm phái sinh.

Do đó, nếu muốn được cover ca khúc của người khác bắt buộc phải có sự cho phép của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, trừ các trường hợp không phải xin phép như:

- Tự sao chép 01 bản để nghiên cứu khoa học, giảng dạy;

- Biểu diễn tác phẩm trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới mọi hình thức;

- Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị…

Trong đó, có trường hợp không phải trả thù lao cũng có trường hợp phải trả thù lao, nhuận bút cho tác giả, người sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào thì việc dùng ca khúc cũng phải:

- Không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường bài hát;

- Không gây hại đến quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;

- Phải ghi đầy đủ tên tác giả, nguồn gốc, xuất xứ của bài hát.

Như vậy, về nguyên tắc, việc cover bài hát thì phải có sự đồng ý của tác giả, người sở hữu tác phẩm đó. Ngoại trừ các trường hợp nêu trên thì các trường hợp khác đều là hành vi vi phạm pháp luật.

4. Xử phạt khi cover bài hát vi phạm bản quyền tác giả. 

Cover bài hát là một dạng của tác phẩm phái sinh, vì vậy nếu không xin phép, chưa được phép của tác giả, chủ sở hữu bài hát khi cover lại thì người cover sẽ bị phạt tiền từ: 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm (Điều 12 Nghị Định 131/2013/NĐ-CP).

Nếu cover bài hát dùng để biểu diễn trực tiếp trước công chúng mà không được phép của tác giả hoặc chủ sở hữu thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Trường hợp dùng bản cover để biểu diễn thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được mà không được phép thì mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Ngoài ra còn có thể buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình vi phạm đó (Điều 13 Nghị Định 131/2013/NĐ-CP).

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Cover bài hát có "dính" bản quyền âm nhạc không ?”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo