Kế toán thuế là thuật ngữ không còn xa lạ với bất kì các đơn vị nào, đặc biệt là doanh nghiệp. Kế toán thuế vừa là vị trí và cũng là bộ phận quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạt động tốt và duy trì sự ổn định trong khuôn khổ quản lý của pháp luật. Trong bài viết này ACC sẽ giới thiệu đến bạn đọc Kế toán thuế là gì? Các công việc của kế toán thuế? [Mới 2022]
1. Kế toán thuế là gì?
Kế toán thuế có vai trò như là một cầu nối, liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nước. Nhờ các công việc của kế toán thuế đã giúp cho nhà nước quản lý được nền kinh tế dễ dàng hơn, đồng thời cũng giúp cho các doanh nghiệp có thể kinh doanh một cách ổn định và thực hiện báo cáo thuế đúng quy định của nhà nước một cách rõ ràng và minh bạch.
2. Công việc của kế toán thuế là gì?
Công việc của một kế toán thuế được chia ra là công việc hàng ngày, công việc hàng tháng, công việc hàng quý và công việc hàng năm.
2.1. Công việc hàng ngày
Một kế toán thuế, mỗi ngày đều phải thực hiện thu thập và xử lý các loại hóa đơn chứng từ phát sinh trong quá trình doanh nghiệp hoạt động cũng như tiến hành hạch toán các chứng từ như: :
- Hạch toán hóa đơn đầu ra, đầu vào: Từ đó các kế toán thuế có thể theo dõi được số lượng hàng nhập - xuất, hàng tồn kho để xây dựng kế hoạch nhập hay sản xuất hàng kịp thời cũng như hạch toán phân bổ và trích khấu hao chi phí sản xuất. Ngoài ra, các hóa đơn đầu vào, đầu ra còn giúp kế toán thuế theo dõi được công nợ của khách hàng và nhà cung cấp, tiến hành trả và thu hồi công nợ đúng hạn.
- Nộp các khoản thuế phát sinh kịp thời để tránh tình trạng nộp phạt do nộp chậm.
- Theo dõi các khoản tiền chuyển về, chuyển đi trong ngân hàng dựa trên sổ phụ ngân hàng hoặc các sao kê chi tiết liên quan.
- Hạch toán quỹ dựa trên các phiếu thu - chi và giấy tờ nộp tiền vào nhân sách Nhà nước.
- Kiểm tra hóa đơn và điều chỉnh các hóa đơn GTGT khi hóa đơn có sai lệch.
- Sắp xếp và lưu giữ các chứng từ, hóa đơn.
2.2. Công việc hàng tháng
Hàng tháng các kế toán thuế phải thực hiện các công việc như:
- Kê khai thuế GTGT với các doanh nghiệp có doanh thu từ 50 tỷ trở lên
- Kê khai thuế TNDN đối với các doanh nghiệp phát sinh số thuế TNDN từ 50 triệu trở lên
- Phân bổ các công cụ, dụng cụ và thực hiện trích khấu hao tài sản cố định
- Kiểm tra định kỳ các hồ sơ của nhân viên, tiến hành làm HĐLĐ và đăng ký mã số thuế cho nhân viên
- Kiểm tra bảng chỉ tiêu để tiến hành cân đối công việc, tránh dồn việc
2.3. Công việc hàng quý
Tới mỗi quý các kế toán thuế cần:
- Tiến hành lập tờ khai thuế GTGT nếu doanh nghiệp thuộc diện mới thành lập hoặc có doanh thu dưới 50 tỷ đồng
- Tiến hành lập tờ khai thuế TNCN cho các doanh nghiệp có phát dịnh thuế TNCN dưới 50 triệu đồng
- Báo cáo tình trạng sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp
2.4. Công việc hàng năm
Công việc hàng năm của kế toán thuế được chia thành việc đầu năm và việc cuối năm gồm:
2.4.1. Công việc đầu năm
Vào tháng 1 đầu năm, tức từ ngày 01/01 - 31/01, các tài chính kế toán của doanh nghiệp cần hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế môn bài. Trong trường hợp, trong năm doanh nghiệp thay đổi mức vốn điều lệ dẫn đến thay đổi bậc thuế môn bài thì các kế toán thuế cần phải tiến hành làm lại tờ khai thuế môn bài cho năm sau và nộp trước 31/12 của năm đó.
2.4.2. Công việc cuối năm
Cuối năm chính là thời điểm các kế toán thuế bận rộn nhất vì đây là thời điểm quan trọng để hoàn thành bộ báo cáo tài chính.
- Để hoàn thành được bộ báo cáo tài chính, kế toán thuế phải kiểm tra, rà soát lại các vấn đề còn tồn đọng, chưa được giải quyết trong năm. Kiểm tra các số liệu từ chi tiết tới tổng hợp cũng như các kê khai, hạch toán đã khớp với nhau chưa.
- Cần nộp báo cáo tài chính của năm trong vòng 90 ngày của năm tiếp theo.
- Tiến hành in toàn bộ các sổ sách để lưu trữ phục vụ cho công việc quyết toán thuế về sau. Các sổ sách cần in bao gồm:
+ Sổ cái các tài khoản
+ Sổ chi tiết các tài khoản, sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng
+ Các bảng biểu chi tiết
+ Các phiếu thu, phiếu chi đi kèm hóa đơn
+ Phiếu nhập kho, xuất kho…
3. Cách làm kế toán thuế
Hãy cùng tham khảo cách làm kế toán thuế cho doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp đang hoạt động qua các bước sau đây:
3.1. Doanh nghiệp mới thành lập
Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, kế toán thuế cần làm:
- Bước 1: Tiếp nhận giấy chứng nhận ĐKKD của doanh nghiệp
- Bước 2: Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp
- Bước 3: Mua phần mềm chữ ký số để phục vụ công việc kê khai thuế qua mạng và đăng ký nộp thuế điện tử
- Bước 4: Thực hiện lập tờ khai và nộp thuế môn bài
- Bước 5: Đăng ký phương pháp tính thuế GTGT và lập mẫu 06/GTGT gửi cơ quan thuế
- Bước 6: Tiến hành tổng hợp hóa đơn, chứng từ để thực hiện báo cáo và nộp thuế
- Bước 7: Thực hiện hạch toán sổ sách dựa trên các chứng từ hóa đơn
- Bước 8: Thực hiện đối chiếu sổ sách, lập báo cáo tài chính năm
- Bước 9: In sổ sách, ký, đóng dấu
- Bước 10: Lưu trữ chứng từ, sổ sách
3.2. Doanh nghiệp đang hoạt động
Với các doanh nghiệp đang hoạt động, khi làm kế toán thuế bạn cần lưu ý các công tác tiếp nhận, bàn giao chứng từ, sổ sách kế toán.
4. Quy trình kế toán thuế
Quy trình làm kế toán thuế được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Giải quyết các nghiệp vụ kế toán phát sinh
- Bước 2: Lập chứng từ kế toán
- Bước 3: Ghi sổ sách kế toán
- Bước 4: Thực hiện các công việc của kế toán trong thời điểm cuối kì
- Bước 5: Lập bảng cân đối sổ sách, chi phí, số liệu phát sinh
- Bước 6: Lập báo cáo tài chính và thực hiện quyết toán thuế
5. Những câu hỏi thường gặp.
5.1. Bằng cấp tối thiểu khi làm kế toán thuế là gì?
Các công ty, doanh nghiệp thường yêu cầu bằng cấp tối thiểu cho vị trí kế toán thuế là cao đẳng vì vị trí này cần được đào tạo bài bản trong một thời gian.
5.2. Làm thế nào để hạn chế rủi ro khi làm kế toán thuế?
Nên sử dụng các phần mềm hỗ trợ từ các nhà cung cấp uy tín để hạn chế sai sót và tối ưu việc quản lý các loại hóa đơn, chứng từ.
5.3. Dịch vụ kế toán thuế đảm nhận những công việc gì?
Xử lý các công việc cơ bản như:
- Thu hóa đơn – chứng từ hàng tháng
- Tính toán và chuẩn bị bảng lương
-
Tính toán và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, v.v.
-
Nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán
Báo cáo thuế:
-
Báo cáo thuế hàng quý
-
Báo cáo quyết toán thuế hàng năm
-
Báo cáo tài chính hàng năm
Hoàn tất đầy đủ tài liệu:
-
Dịch vụ kế toán cũng chịu trách nhiệm lập và nộp báo cáo tài chính hàng năm. Lập và gửi báo cáo thống kê cho cơ quan thống kê theo quy trình. In và ràng buộc tất cả các loại sổ sách kế toán.
Cuối cùng, đại diện doanh nghiệp làm việc, giải thích dữ liệu được ghi lại cho các bên liên quan như cán bộ thuế, nhân viên phòng thống kê, nhân viên kiểm toán, ngân hàng, v.v. theo yêu cầu.
5.4. Một số lưu ý khi sử dụng dịch vụ kế toán thuế?
- Id và mật khẩu để đăng nhập vào trang web của Tổng cục Thuế
- In và bàn giao bộ báo cáo tài chính để nộp cho văn phòng thống kê quận nơi công ty bạn đặt trụ sở.
- Dịch vụ kế toán thuế phải bàn giao toàn bộ sổ kế toán, bảng tóm tắt xuất nhập khẩu – hàng tồn kho, bảng chi tiết xuất nhập khẩu – tồn kho, biên lai – thanh toán, sổ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng, sổ khấu hao tài sản cố định, sổ phân bổ công cụ,… bằng tệp mềm (tệp excel) và tệp cứng (tệp giấy) trong vòng 60 ngày kể từ ngày hết hạn nộp báo cáo tài chính hàng năm, cho công ty bạn lưu trữ.
Trên đây là các mô tả công việc kế toán thuế cũng như các cách và quy trình làm kế toán thuế cho doanh nghiệp. Qua đây, có thể thấy rằng kế toán thuế là cực kì quan trọng đối với các doanh nghiệp và việc làm kế toán thuế không hề dễ dàng.
Có rất nhiều sinh viên ra trường hay thậm chí những người đã có nhiều năm làm kế toán thuế vẫn không thể tránh khỏi những lúc bỡ ngỡ, luống cuống trong công việc. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng dịch vụ kế toán thuế ở các cơ sở dịch vụ pháp lý doanh nghiệp uy tín nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức và hợp pháp hóa các hồ sơ, chứng từ theo quy định của Nhà nước. Trong đó, ACC Group là một trong các đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý được rất nhiều các doanh nghiệp tin cậy và gửi gắm.
Là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp như: thành lập công ty tnhh, dịch vụ kế toán, bảo hiểm, thuế,... ACC Group đã trở thành một trợ thủ đắc lực giúp các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề nan giải theo đúng trình tự và quy định pháp luật để doanh nghiệp có thể hoạt động thuận lợi hơn.
Ngay khi cần sử dụng các dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại TPHCM của ACC Group, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ nhanh và tốt nhất!
Nội dung bài viết:
Bình luận