Công văn số 2424/BNV-CCVC 2017 của Bộ Nội vụ

Việc thí điểm chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị thông qua thi tuyển là chủ trương đúng đắn của Đảng; góp phần quan trọng vào việc tăng cường dân chủ và sự lãnh đạo tập trung thống nhất của cấp ủy trong công tác cán bộ, để công tác cán bộ có chất lượng, hiệu quả. Ngày 09/5/2017 Bộ Nội vụ ban hành Công văn số 2424/BNV-CCVC. Bài viết này Luật ACC sẽ giúp bạn nắm thêm được những nội dung cơ bản của công văn này!

Công văn số 2424/BNV-CCVC 2017 của Bộ Nội vụ
Công văn số 2424/BNV-CCVC 2017 của Bộ Nội vụ

1. Bối cảnh ra đời của Công văn số 2424/BNV-CCVC 2017 của Bộ Nội vụ

Thực hiện Thông báo Kết luận số 202-TB/TW ngày 26/5/2015 của Bộ Chính trị về Đề án “Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, cấp Sở, cấp phòng” và ý kiến của Ban Bí thư về việc triển khai thực hiện Đề án tại Công văn số 3135-CV/VPTW ngày 16/01/2017 của Văn phòng Trung ương Đảng; sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Tổ chức Trung ương tại Công văn số 2499-CV/BTCTW ngày 31/03/2017, Bộ Nội vụ đã ban hành văn bản số 2424/BNV-CCVC ngày 09/05/2017 về việc hướng dẫn thực hiện Đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, cấp Sở, cấp phòng

2. Mục đích của Công văn số 2424/BNV-CCVC 2017 của Bộ Nội vụ

Việc thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, cấp Sở, cấp phòng nhằm phát hiện, thu hút, trọng dụng những người có đức, có tài, phát huy được phẩm chất, trình độ, năng lực, kinh nghiệm để đóng góp sức lực, trí tuệ cho sự phát triển bền vững của đất nước; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, cấp Sở, cấp phòng; góp phần thực hiện tốt Chiến lược thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh; từng bước đổi mới quy trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý; tránh tình trạng cục bộ, khép kín trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các Bộ, ban, ngành, địa phương.

3. Một số yêu cầu về Đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, cấp Sở, cấp phòng

Các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, tỉnh ủy, thành ủy và đảng ủy khối trực thuộc Trung ương thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo về mọi mặt của việc thực hiện thí điểm và quyết định lĩnh vực, đơn vị, chức danh thực hiện thí điểm đổi mới phương thực tuyển chọn thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý.

Việc tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý phải bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và đúng thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ; chọn được người giỏi nhất trong số những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện đã dự thi để bổ nhiệm vào chức danh tuyển chọn.

Chỉ thực hiện việc thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý đối với trường hợp bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, cấp Sở, cấp phòng và tương đương. Không thực hiện thi tuyển đối với các chức danh được xác định là cán bộ theo quy định của Luật Cán bộ, công chức hoặc khi xem xét bổ nhiệm lại.

Người tham gia dự tuyển phải bảo đảm bảo đảm về năng lực, trình độ chuyên môn và các điều kiện khác theo yêu cầu của chức danh tuyển chọn.

Khi tổ chức thi tuyển phải có từ 02 người trở lên tham gia dự tuyển vào 01 chức danh tuyển chọn. Trường hợp chỉ có 01 người đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi hoặc không có người đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi thì tập thể lãnh đạo và cấp ủy của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm có trách nhiệm đề cử thêm người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia dự tuyển hoặc quyết định không thực hiện việc bổ nhiệm đối với chức danh này cho đến khi có thêm người đăng ký tham gia dự tuyển.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã quyết định danh sách người đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia dự tuyển bảo đảm ít nhất có 02 người dự tuyển vào 01 chức danh tuyển chọn, nhưng đến ngày tổ chức thi chỉ có 01 người dự thi thì Hội đồng thi tuyển vẫn tổ chức thi theo kế hoạch.

Người dự tuyển chức danh lãnh đạo phải thực hiện nội dung thi viết và thi trình bày Đề án.

4. Danh sách tỉnh/thành phố thực hiện thí điểm đề án (ban hành kèm theo Công văn 2424)

DANH SÁCH

CÁC ĐƠN VỊ THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM ĐỀ ÁN

(Kèm theo Công văn số 2424/BNV-CCVC ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Bộ Nội Vụ)

Các cơ quan Trung ương

  1. Bộ Nội vụ
  2. Bộ Tư pháp
  3. Bộ Công Thương
  4. Bộ Tài chính
  5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  6. Bộ Tài nguyên và Môi trường
  7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  8. Bộ Giáo dục và Đào tạo
  9. Bộ Y tế
  10. Bộ Giao thông vận tải
  11. Ban Tổ chức Trung ương
  12. Ban Kinh tế Trung ương
  13. Tòa án nhân dân tối cao
  14. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

  1. Lào Cai
  2. Hòa Bình
  3. Sơn La
  4. Quảng Ninh
  5. Hải Phòng
  6. Vĩnh Phúc
  7. Hà Nội
  8. Ninh Bình
  9. Quảng Bình
  10. Thừa Thiên-Huế
  11. Đà Nẵng
  12. Khánh Hòa
  13. Ninh Thuận
  14. Đắk Lắk
  15. Lâm Đồng
  16. Bình Dương
  17. Thành phố Hồ Chí Minh
  18. Bà Rịa - Vũng Tàu
  19. Trà Vinh
  20. Cần Thơ
  21. Kiên Giang
  22. Bến Tre

Trên đây là Công văn số 2424/BNV-CCVC 2017 của Bộ Nội vụ cùng những phân tích làm rõ của Luật ACC về những vấn đề trong công văn. Nếu trong quá trình tham khảo bài viết còn nội dung nào chưa rõ bạn vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhé.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (534 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo