Công văn Số: 75835/CT-TTHT về việc hướng dẫn chính sách thuế khi sáp nhập doanh nghiệp

Công văn Số: 75835/CT-TTHT về việc hướng dẫn chính sách thuế khi sáp nhập doanh nghiệp

1atknn-1

 

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 75835/CT-TTHT
V/v hướng dẫn chính sách thuế khi sáp nhập doanh nghiệp

Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2019

 

Kính gửi: Công ty CP Đầu tư và xây dựng số 18
Mã số thuế: 0800001612;
Địa chỉ: Nhà H2A số 471, đường Nguyễn Trãi, P. Thanh Xuân Nam, Q.Thanh Xuân TP Hà Nội

Trả li công văn số 48/TCKT-Licogi 18 ngày 22/8/2019 của Công ty CP Đầu tư và xây dựng số 18 hỏi về chính sách thuế khi sáp nhập doanh nghiệp, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Điều 195 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 quy định như sau:

“Điều 195. Sáp nhập doanh nghiệp

1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

2. Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:

a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, th tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đi phần vốn góp, c phn, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;

b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đng sáp nhập phải được gửi đến tt cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;

c) Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyn và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm v các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

3. Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan qu cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Cm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

4. Hồ sơtrình tự đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập thực hiện theo các quy định tương ứng của Luật này và phải kèm theo bản sao các giy tờ sau đây:

a) Hợp đồng sáp nhập;

b) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;

c) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, c đông sở hữu trên 65% vn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.

5. Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.

Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành ph trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính công ty nhận sáp nhập thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty bị sáp nhập đ cập nhật tình trạng pháp  của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.”

- Căn cứ Điều 61 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 về đăng ký doanh nghiệp:

“Điều 61 chấm dứt tồn tại của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập:

1. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày các công ty được chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính thực hiện chấm dứt tồn tại đối với các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quc gia về đăng ký doanh nghiệp.

…”

- Căn cứ Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính quy định như sau:

+ Tại Khoản 3 Điều 10 hướng dẫn:

“3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

e) Thời hạn nộp h sơ quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải th, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm), kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải th, chấm dứt hoạt động:

…”

+ Tại Điều 42 hướng dẫn:

“Điều 42. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp t chức lại doanh nghiệp

2. Doanh nghiệp bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp; nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp bị tách và các doanh nghiệp mới được thành lập từ doanh nghiệp bị tách, doanh nghiệp hợp nhất, doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

…”

- Căn cứ Tiết b Khoản 7 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về trường hợp không phải kê khai, nộp thuế GTGT bao gồm:

“7. Các trường hợp khác:

Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế trong các trường hợp sau:

b) Điều chuyn tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp; điều chuyn tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tài sản điều chuyn giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh; tài sản điu chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyn phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ h sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn.

Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đy đủ trong cùng một cơ sở kinh doanh thì cơ sở kinh doanh có tài sản điu chuyn phải xuất hóa đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định, trừ trường hợp hướng dn tại khoản 6 Điu này.”

- Căn cứ Khoản 2.15 Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hưng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hướng dẫn như sau:

2.15. Hóa đơn, chứng từ đối với tài sản góp vốn, tài sản điều chuyển được thực hiện như sau:

b) Bên có tài sản góp vốn, có tài sản điều chuyển là t chức, cá nhân kinh doanh:

b.2. Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong t chức, cá nhân; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đi loại hình doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân có tài sản điều chuyển phải có lệnh điu chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gc tài sản và không phải xuất hóa đơn.

Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một tổ chức, cá nhân thì t chức, cá nhân có tài sản điều chuyển phải lập hóa đơn GTGT theo quy định.

Căn cứ quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội trả li nguyên tắc như sau:

- Doanh nghiệp bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi sáp nhập doanh nghiệp; nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định tại điu 42 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013.

- Khi điều chuyển tài sản từ công ty bị sáp nhập sang công ty nhận sáp nhập thì Công ty bị sáp nhập có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn. Tài sản điều chuyển khi sáp nhập thuộc trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT tại tiết b, khoản 7, điều 5 TT 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013.

Trong quá trình thực hiện, trường hợp còn vướng mắc, đề nghị Công ty liên hệ với Phòng Thanh tra - kiểm tra số 7 - Cục Thuế TP Hà Nội để được hướng dẫn cụ thể.

Cục Thuế TP Hà Nội thông báo để Công ty CP Đầu tư và xây dựng số 18 biết và thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng TKT 7;
- Phòng DTPC;
- Lưu: VT, TTHT (2b).

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Tiến Trường

Mọi người cũng hỏi

Câu hỏi 1: Công văn hướng dẫn sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Trả lời: Công văn hướng dẫn sáp nhập doanh nghiệp là một tài liệu chính thức được cơ quan chính phủ, cơ quan quản lý kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền ban hành để cung cấp hướng dẫn và quy định về các thủ tục, quy trình, và yêu cầu cần tuân theo khi thực hiện quá trình sáp nhập hoặc hợp nhất giữa các doanh nghiệp.

Câu hỏi 2: Nội dung chính trong công văn hướng dẫn sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Trả lời: Công văn hướng dẫn sáp nhập doanh nghiệp thường chứa các thông tin và hướng dẫn liên quan đến:

  • Thủ tục hợp nhất/sáp nhập: Hướng dẫn về các bước cần thực hiện để hoàn thành quá trình sáp nhập hoặc hợp nhất, bao gồm việc nộp hồ sơ, thông báo cho cơ quan quản lý, tổ chức họp cổ đông (nếu cần), v.v.

  • Yêu cầu tài liệu: Liệt kê các tài liệu và chứng từ cần chuẩn bị để nộp khi thực hiện quá trình sáp nhập, bao gồm các biểu mẫu, hợp đồng, giấy tờ công ty, v.v.

  • Thời gian và hạn chế: Đề cập đến các thời hạn cần tuân theo trong quá trình thực hiện sáp nhập, cũng như các hạn chế và điều kiện liên quan đến quy trình này.

Câu hỏi 3: Ai có trách nhiệm ban hành công văn hướng dẫn sáp nhập doanh nghiệp?

Trả lời: Công văn hướng dẫn sáp nhập doanh nghiệp thường được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền, chẳng hạn như:

  • Cơ quan quản lý kinh doanh: Các cơ quan quản lý kinh doanh của quốc gia có thể ban hành các hướng dẫn liên quan đến thủ tục sáp nhập doanh nghiệp.

  • Cơ quan chính phủ: Các cơ quan chính phủ có thể ban hành các quy định về việc sáp nhập các công ty trong ngành công nghiệp cụ thể.

Câu hỏi 4: Tại sao công văn hướng dẫn sáp nhập doanh nghiệp quan trọng?

Trả lời: Công văn hướng dẫn sáp nhập doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng vì:

  • Hỗ trợ thực hiện quá trình: Các hướng dẫn và quy định trong công văn giúp các bên liên quan hiểu rõ quá trình sáp nhập, từ việc chuẩn bị tài liệu đến hoàn thành thủ tục.

  • Đảm bảo tuân thủ pháp luật: Công văn cung cấp thông tin cụ thể về các quy trình và yêu cầu pháp lý liên quan đến sáp nhập, đảm bảo rằng các doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định.

  • Tránh rủi ro: Các thông tin trong công văn giúp tránh sai sót hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện sáp nhập, giảm nguy cơ xảy ra tranh chấp hoặc vấn đề pháp lý sau này.

 
 
 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo