Công văn mời họp là dạng công văn được sử dụng khá phổ biến và nhiều hiện nay trong các công ty, tổ chức,... Khi có nhu cầu cần tổ chức cuộc họp việc viết công văn mời họp là khá quan trọng. Bài viết sau đây ACC xin được giới thiệu về Mẫu công văn mời họp chi tiết, chính xác theo quy định năm 2023

1. Công văn là gì?
Công văn là hình thức văn bản hành chính thông dụng được sử dụng phổ biến trong các đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, công văn được xem như một phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan nhà nước với cấp trên, cấp dưới và công dân.
Thậm chí, trong doanh nghiệp và các tổ chức xã hội phải thường xuyên soạn thảo và sử dụng công văn để thực hiện các hoạt động thông tin và giao dịch trong phạm vi thẩm quyền của mình.
Một công văn được coi là hợp lệ khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:
- Chỉ viết về một vấn đề duy nhất, lời văn rõ ràng, không nước đôi;
- Ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích và ý tưởng bám sát với chủ thể cần biểu đạt;
- Nghiêm túc, lịch sử và có tính thuyết phục người nhận;
- Tuân thủ đúng thể thức của văn bản đặc biệt là phần trích yếu nội dung công văn.
2. Đặc điểm của công văn
Thứ nhất: Công văn không phải là văn bản quy phạm pháp luật nên trình tự, thủ tục ban hành đơn giản, nhanh chóng, phù hợp với những trường hợp giải quyết các công việc khẩn cấp.
Thứ hai: Công văn có nhiều loại khác nhau được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, chính trị, pháp luật,… phù hợp với nhiều mục đích khác nhau của các chủ thể ban hành.
Thứ ba: Công văn không bắt buộc là đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ban hành mà có thể do các cá nhân nếu văn bản pháp luật, điều lệ tổ chức, doanh nghiệp có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người đó.
Thứ tư: Trong công văn không có hiệu lực thi hành nên công văn chấm dứt hiệu lực khi các chủ thể thực hiện xong, giải quyết xong các công việc trên thực tế.
Thứ năm: Công văn không được áp dụng rộng rãi phổ biến mà chỉ được áp dụng cho chủ thể đó, công việc đó. Nhất là đối với công văn hướng dẫn, nếu có sự việc tương tự, muốn được giải quyết vẫn phải xin hướng dẫn từ đầu.
3. Công văn mời họp dùng khi nào?
Công văn mời họp được sử dụng khi bất cứ ai có nhu cầu tổ chức cuộc họp và cần thông báo mời họp. Bạn có thể sử dụng công văn mời họp để tạo tính trang trọng cũng như rõ ràng.
Công văn mời họp có thể dùng cho doanh nghiệp, công ty hoặc là bất kỳ tổ chức nào. Vì công văn mời họp sẽ được gửi cho nhiều người, do đó cần đảm bảo tính chuẩn chỉnh lịch sự. Mẫu công văn mời họp sẽ là sự lựa chọn phù hợp hiện nay.
4. Mẫu công văn mời họp mới nhất
4.1. Mẫu công văn mời họp số 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
… , ngày … tháng … năm 20…
CÔNG VĂN MỜI HỌP
…(1)
Tên cơ quan, tổ chức:…trân trọng kính mời:
Ông (bà) … (2) …
Tới dự … (3) …
Thời gian:…
Địa điểm …/.
Xin đi đúng thành phần được mời và đến đúng giờ.
Trân trọng cảm ơn!
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
Họ và tên
Ghi chú:
(1) Trích yếu nội dung cuộc họp.
(2) Tên cơ quan, tổ chức hoặc họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác của người được mời.
(3) Tên (nội dung) của cuộc họp, hội thảo, hội nghị v.v…
4.2. Mẫu công văn mời họp số 2
CÔNG TY................. Số ____ V/v mời họp(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc .............., ngày ...... tháng ...... năm......
|
Kính gửi: (2)....................................................
Được sự đồng ý (cho phép) của (3).........................................., Liên đoàn luật sư Hà Nội kính mời ông (bà)............................... tham dự cuộc họp về:(4)....................................................
Thời gian: từ ......giờ ......, ngày ......tháng ......năm..................................................
Địa điểm:...............................................................................................................
Đề nghị ông (bà) đến dự họp theo thời gian và địa điểm nêu trên.
Nếu không tham dự được, đề nghị ông (bà) báo trước .......giờ, ngày ......tháng ...... năm...... theo địa chỉ:.....................................................................................
Trân trọng kính chào./.
Nơi nhận:
- ..................; - ..................; - Lưu: VT. |
GIÁM ĐỐC (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Chú giải:
* Mẫu công văn này sử dụng đối với trường hợp đối tượng được mời có ràng buộc trong nội bộ quản lý, khác với thư mời, được sử dụng đối với trường hợp đối tượng được mời không thuộc phạm vi quản lý nhưng có công việc liên quan.
(1) Trích yếu: Ghi "v/v mời họp", không ghi nội dung họp, vì được nêu ở (4).
(2) Tên của cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời họp.
(3) Căn cứ mời họp.
(4) Nội dung cuộc họp.
. Lưu ý khi viết công văn mời họp
Một công văn mời họp đúng chuẩn cần phải lưu ý như sau:
- Đảm bảo các yêu cầu về hình thức của văn bản, chính tả, tránh trường hợp văn bản bị sai gây mất thiện cảm và mất lịch sự;
- Ghi rõ về thời gian địa điểm diễn ra cuộc họp và các lưu ý đi kèm (nếu có)
- Gửi công văn mời họp trước một thời gian hợp lý để người nhận có đủ thời gian chuẩn bị tham dự cuộc họp. Tránh trường hợp gửi quá sát sao khiến cho người nhận không thể sắp xếp tham gia cuộc họp.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về chủ đề: Mẫu công văn mời họp chi tiết, chính xác theo quy định năm 2023. Nếu quý khách hàng có bất kỳ câu hỏi liên quan đến chủ đề này có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, chúng tôi tự tin cam kết cho Quý khách hàng dịch vụ pháp lý tốt nhất, nhanh nhất, giá cả hợp lý nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận