Hiện nay, có rất nhiều mẫu công văn khác nhau khiến cho nhiều nhiều hoang mang không biết đâu mới là mẫu công văn đúng chuẩn theo quy định của pháp luật. Hiểu được điều đó, trong bài viết dưới đây ACC sẽ cung cấp cho bạn thông tin về Mẫu công văn xin giải đáp thắc mắc cập nhật mới nhất.
1. Công văn là gì? Mẫu công văn xin giải đáp thắc mắc là gì?
Công văn là văn bản không thể hiện tên của loại văn bản, được dùng để thông tin trong hoạt động giao dịch, trao đổi công tác, nghiệp vụ giữa các chủ thể có thẩm quyền để các giải quyết các công việc, nghiệp vụ có liên quan.
Công văn có thể là văn bản ban hành trong nội bộ cơ quan, tổ chức doanh nghiệp hoặc gửi đi nhận lại với các nội dung như:
– Thông báo một hoặc một số vấn đề trong hoạt động của đơn vị, cơ quan, tổ chức doanh nghiệp được tạo nên do một hoặc nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành và có hiệu lực;
– Hướng dẫn thực hiện văn bản, chỉ đạo của cấp trên nếu chưa có văn bản pháp lý, điều lệ hoạt động của đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quy định;
– Thông báo về một số nội dung, hoạt động dự kiến sẽ xảy ra theo một kế hoạch nhất định như mở lớp bồi dưỡng đào tạo, hoạt động ngoại khóa,…
– Xin ý kiến chỉ đạo về một vấn đề nào đó trong hoạt động đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong công tác giải quyết mà các văn bản trước đó chưa có quy định hướng dẫn cụ thể;
– Đề nghị cấp trên duyệt kế hoạch hoặc chỉ đạo ý kiến về vấn đề vướng mắc của cấp dưới;
– Thăm hỏi, phúc đáp lại công văn, cảm ơn,…
Mẫu công văn xin giải đáp thắc mắc là văn bản hành chính được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp soạn thảo để xin giải thích, làm rõ thông tin các vấn đề gặp phải, khi thực hiện công việc nào đó với các cơ quan nhà nước. Ví dụ như yêu cầu giải đáp thắc mắc về nhân sự, giải đáp về trợ cấp thất nghiệp, về các thời điểm bắt buộc sử dụng hóa đơn, giải đáp về mức thuế suất GTGT,…
2. Thể thức mẫu công văn xin giải đáp thắc mắc
- Khổ giấy: Khổ giấy A4 (kích thước: 210 mm x 297 mm)
- Kiểu trình bày: Theo chiều dài của khổ A4 (khổ dọc). Trường hợp nội dung văn bản có các bảng biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì có thể trình bày văn bản theo chiều rộng (khổ ngang).
- Định dạng lề trang:
+ Lề trên, lề dưới: cách mép trên và mép dưới của tờ giấy từ 20 - 25 mm,
+ Lế trái: cách mép trái tờ giấy 30 - 35 mm,
+ Lề phải: cách mép phải tờ giấy 15-20 mm.
- Định dạng font chữ: Font chữ tiếng Việt Times New Roman cùng bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, màu đen.
- Số trang văn bản: Trang văn bản được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, được đặt căn giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất.
3. Mẫu công văn xin giải đáp thắc mắc
Mẫu công văn xin giải đáp thắc mắc cập nhật mới nhất
Cách ghi mẫu công văn xin giải đáp thắc mắc như sau:
- “Kính gửi”, kèm sau đó là tên các cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân trực tiếp giải quyết công việc;
- “Nơi nhận”, phía dưới là từ “Như trên”, tiếp theo là tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan khác nhận văn bản.
- Ký hiệu Công văn phải bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh ban hành Công văn và chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc lĩnh vực được giải quyết.
- Đối với công văn, trích yếu nội dung văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng; đặt căn giữa dưới số và ký hiệu văn bản, cách dòng 6pt với số và ký hiệu văn bản.
- Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức và các đơn vị trong mỗi cơ quan, tổ chức hoặc lĩnh vực do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định cụ thể, bảo đảm ngắn gọn, dễ hiểu.
Hiện nay, tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức thường sử dụng các mẫu Công văn như: đề nghị; đôn đốc, chấn chỉnh, nhắc nhở; giải thích; giải trình; cam kết; trả lời; thông báo; báo cáo… Nhìn chung, các loại Công văn này đều sử dụng dựa theo mẫu Công văn được hướng dẫn tại Nghị định 30, tùy thuộc vào mục đích của Công văn mà đơn vị, cá nhân trình bày nội dung cho phù hợp.
- Nội dung công văn phải được thể hiện rõ ràng, ngắn gọn và bám sát vào đúng việc cần được giải đáp.
- Công văn phải được trình bày rõ ràng, khoảng cách giữa các dòng và cỡ chữ vừa phải hợp lý.
Tham khảo mẫu công văn xin quyết toán thuế tại đây
Tham khảo mẫu công văn giải thích tại đây
4. Câu hỏi thường gặp
Những yêu cầu khi soạn thảo công văn
– Chỉ chứa đựng một chủ đề
– Viết ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, ý tưởng phải sát với chủ đề.
– Dùng ngôn ngữ lịch sự, nghiêm túc, có sức thuyết phục cao.
– Có thể thức đúng quy định của pháp luật Nhà nước đặc biệt phải có trích yếu (theo bản điều lệ về công tác công văn giấy tờ của Hội đồng Chính phủ – Nghị định số 142-CP).
Công văn có vai trò gì?
Trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có thể thấy rằng Công văn được sử dụng rất phổ biến. Với cơ quan nhà nước, công văn được coi là một trong những loại phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân. Đặc biệt hơn nữa, trong các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp trong hoạt động hàng ngày cũng phải soạn thảo và sử dụng công văn để thực hiện các hoạt động thông tin và giao dịch nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.
Trên đây là bài viết Mẫu công văn xin giải đáp thắc mắc cập nhật mới nhất. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Liên hệ trực tiếp nhân viên ACC hoặc Hotline: 1900 3330 để được nhân viên hỗ trợ tư vấn cụ thể nhất nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý như dịch vụ kế toán, thành lập doanh nghiệp, tư vấn nhà đất ... để được đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiêm của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.
Nội dung bài viết:
Bình luận