Công ước CITES và sự tham gia của Việt Nam

Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES) là một hiệp ước đa phương. Công ước được đưa ra ký kết năm 1973 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 1975. Tới nay, với 175 quốc gia thành viên, CITES là Hiệp ước quốc tế về bảo tồn có số lượng thành viên lớn nhất toàn cầu.

Mục đích của Công ước CITES nhằm đảm bảo rằng việc thương mại quốc tế các tiêu bản của các loài động vật và thực vật hoang dã mà không đe dọa sự sống còn của các loài này trong tự nhiên, và nó cũng đưa ra nhiều cấp độ khác nhau để bảo vệ hơn 34.000 loài động và thực vật.

Quy định của CITES mang tính pháp lý được áp dụng trên toàn thế giới đối với tất cả các nước thành viên, mỗi nước thành viên phải đảm bảo rằng luật, các quy định quốc gia hài hoà hoá với những quy định của CITES. Sau khi tham gia Công ước, các nước thành viên có các nghĩa vụ sau:

Xây dựng Danh mục quý hiếm, nguy cấp xếp theo Phụ lục Công ước;

Áp dụng kiểm soát biện pháp của quốc gia nhập, xuất khẩu theo cam kết tại Công ước tại các Điều 3, 4, 5, 8, 9, 10;

Áp dụng Giấy phép xuất nhập khẩu;

Có một số miễn trừ biện pháp liên quan đến thương mại;

Cử đầu quốc gia mối thực thi Công ước;

Tham dự các cuộc họp thường niên của các Bên tham gia Công ước.

Việt Nam tham gia vào Công ước CITES năm 1994 và trở thành thành viên thứ 121/178 quốc gia. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao là Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước.

Để thực thi các nghĩa vụ đã cam kết trong khuôn khổ Công ước CITES, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống chính sách về bảo vệ và buôn bán động thực vật hoang dã (BBĐTVHD) tương đối đầy đủ ở nhiều mức độ từ chính sách, văn bản luật và dưới luật. Hệ thống chính sách, quy định pháp luật về BBĐTVHD đã được ban hành tương đối sớm và luôn được bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam và phù hợp với các Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia như CITES, CBD và Nghị định thư CARTAGENA, cụ thể như: Bộ Luật hình sự năm 2017 và Luật Lâm nghiệp năm 2017.

Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định liên quan, quy định và hướng dẫn liên quan đến việc bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã, bao gồm: Nghị định số 82/2006/NĐ-CP về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển, gây nuôi và trồng cấy nhân tạo các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp; Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; Nghị định số 06/2019/NĐ của Chính phủ ngày 22 tháng 01 năm 2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;…

Hệ thống chính sách và quy định pháp luật về BBĐTVHD đã tạo ra một hành lang pháp lý quan trọng cho việc quản lý cũng như phát triển việc nuôi trồng, khai thác và buôn bán ĐTVHD ở Việt Nam. Các chính sách và văn bản được ban hành, cập nhật liên tục qua nhiều thời kỳ đã đáp ứng được yêu cầu thực tế trong quá trình phát triển của pháp luật và kinh tế quốc gia. Hệ thống chính sách đó cũng đáp ứng được yêu cầu về xây dựng hành lang pháp lý để làm cở sở cho việc thực thi các Công ước và cam kết quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và quản lý BBĐTVHD.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo