Chi tiết về thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản

Việt Nam với lợi thế sở hữu đường bờ biển dài, các vùng ven biển có thể tận dụng nguồn lợi sẵn có để khai thác hoặc nuôi trồng thuỷ, hải sản với một nguồn vốn không quá lớn, cũng như không cần tốn nhiều công sức. Vì thế, không ít những người dân tại đây hoặc những doanh nhân ở các khu vực khác vẫn luôn sẵn sàng đầu tư vào đây & có mong muốn thành lập công ty nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên với nghề nuôi trồng thuỷ sản và ương dưỡng các giống thuỷ sản thì điều kiện đặt ra khi thành lập công ty sẽ có đôi chút khác biệt, vậy cụ thể là gì?

U Ng Du Ng Khoa Ho C Cong Nghe Trong Nuoi Tro Ng Thu Y Sa N

Chi tiết về thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản

1. Nuôi trồng thủy sản là gì?

Nuôi trồng thủy sản là hoạt động của con người đem con giống (tự nhiên hoặc nhân tạo) thả vào môi trường nuôi (ao nuôi hoặc thiết bị nuôi như lồng, bè...) và đối tượng nuôi được sở hữu trong suốt quá trình nuôi.

2. Điều kiện khi thực hiện thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản

- Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;

- Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;

- Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;

- Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi cụ thể như sau

+ Cơ sở vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản trong ao (đầm/hầm), bể:

Bờ ao (đầm/hầm), bể làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi, không rò rỉ nước; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết và tách biệt với khu vực nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường;

Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi;

Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh phải có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải riêng biệt; nơi chứa bùn thải phù hợp; có biển báo chỉ dẫn từng khu và đáp ứng quy định tại điểm a, b khoản này.

+ Cơ sở vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè, đăng quầng (sau đây được gọi là nuôi lồng bè):

Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng phải làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi và không để thủy sản nuôi sống thoát ra môi trường; có thiết bị cảnh báo cho hoạt động giao thông thủy; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết, không làm ảnh hưởng đến môi trường;

Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải đảm bảo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi.

- Trang thiết bị sử dụng trong nuôi trồng thủy sản phải làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh, không gây độc đối với thủy sản nuôi, không gây ô nhiễm môi trường.

3. Trình tự và thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản

Hồ sơ thành lập công ty nuôi trồng thủy sản

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

-  Điều lệ công ty

- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân

+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối của thành viên/cổ đông (đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên)

- Danh sách thành viên/cổ đông (đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên)

Thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản được thực hiện lần lượt qua các bước sau như sau:

- Bước 1: Thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản (xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)

- Bước 2: Xin Giấy phép nuôi trồng thủy sản. Giấy phép nuôi trồng thủy sản là giấy phép được cấp cho cơ sở tiến hành nuôi trồng thủy sản, tùy mô hình nuôi và loại thủy sản nuôi sẽ được chia thành những loại giấy phép nuôi trồng thủy sản sau:

+ Giấy phép nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân hay gọi đúng theo quy định của pháp luật là Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân: Khi tổ chức cá nhân nuôi trồng thủy sản không thuộc trường hợp nuôi trồng thủy sản trên biển; nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực và tổ chức, cá nhân tiến hành nuôi trồng thủy sản trên biển đối là nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì sẽ tiến hành xin loại giấy phép trên.

Đối Giấy phép nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân như tên gọi của nó, loại giấy phép này được cấp dựa trên nhu cầu của tổ chức, cá nhân. Nhưng Giấy phép nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân như một phương thức bảo đảm với khách hàng về chất lượng sản phẩm của bạn và sẽ đảm bảo về mặt quản lý nhà nước cho cơ sở của bạn giúp sản phẩm uy tín hơn trên thị trường. Nên việc tiến hành xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản là việc rất cần thiết cho sở sở

+ Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam

+ Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

+ Còn đối với việc nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực thì sẽ tiến hành thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

4. Các lưu ý trước khi thành lập công ty nuôi trồng thủy sản

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

- Khi tiến hành thành lập công ty nuôi trồng thủy sản, công ty phải lựa chọn loại hình công ty theo quy định của pháp luật. Công ty có thể lựa chọn một trong các loại hình sau:

+ Doanh nghiệp tư nhân

+ Công ty TNHH một thành viên

+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên

+ Công ty cổ phần

+ Công ty hợp danh

Vấn đề đặt tên công ty nuôi trồng thủy sản

Tên công ty là yêu cầu bắt buộc khi tiến hành thành lập công ty nuôi trồng thủy sản. Phát luật cho phép người thành lập công ty được tự do lựa chọn tên cho công ty của mình nhưng phải đúng theo yêu cầu như sau:

- Tên công ty gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng của doanh nghiệp

VD: Nếu thành lập công ty kinh doanh nuôi trồng thủy sản nên đặt tên công ty là Công ty + loại hình doanh nghiệp + tên riêng

- Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

- Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký. Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký

Địa chỉ trụ sở chính của công ty nuôi trồng thủy sản

Thông tin về địa chỉ trụ sở chính là thông tin bắt buộc công ty phải cung cấp cho cơ quan doanh ký doanh nghiệp, và nó là một trong những thông tin nghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Trụ sở chính của công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

- Không đặt địa chỉ trụ sở công ty không đúng chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh như Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp...

- Doanh nghiệp cần đăng ký đúng trụ sở công ty tại nơi mình có hoạt động thực tế, tránh trường hợp khi cơ quan thuế xuống trụ sở kiểm tra lại không có hoạt động thì sẽ bị lập biên bản

Vốn điều lệ của công ty nuôi trồng thủy sản

Khi thành lập công ty nuôi trồng thủy sản thì công ty bắt buộc phải có vốn điều lệ để duy trì hoạt động của công ty. Công ty nuôi trồng thủy sản pháp luật không yêu cầu về mức vốn điều lệ tối thiểu, nên các thành viên của công ty có thể dựa vào năng lực tài chính của mình mà đăng ký vốn điều lệ cho phù hợp

- Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần

- Khi thực hiện thành lập công ty nuôi trồn thủy sản thì công ty bắt buộc phải có vốn điều lệ

Người đại diện theo pháp luật của công ty nuôi trồng thủy sản

Công ty nào khi thành lập đều có người đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty được pháp luật quy định như sau:

+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân

+ Thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh

+ Công ty TNHH và công ty cổ phần: người đại diện có thể là Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị hoặc có thể thuê cá nhân khác làm đại diện theo pháp luật

Chú ý: Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật

Ngành nghề kinh doanh của công ty nuôi trồng thủy sản

Bao gồm các hoạt động của quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ (bao gồm cả thu hoạch) các loài thủy sản (cá, nhuyễn thể, động vật giáp xác, thực vật, cá sấu và lưỡng cư); Nhóm này gồm các hoạt động nuôi trồng thủy sản ở môi trường nước mặn, nước lợ, nước ngọt. Nhóm này cũng bao gồm hoạt động ươm nuôi giống thủy sản.

Tùy thuộc vào hoạt động của công ty mà công ty sẽ đăng ký với cơ quan nhà nước một số các ngành nghề sau:

STT Tên ngành nghề Mã ngành
1 Nuôi trồng thủy sản biển 0321
2 Nuôi trồng thủy sản nội địa 0322

Trên đây là những thông tin liên quan đến Thành lập công ty nuôi trồng thủy sản chi tiết nhấtHy vọng với những thông tin và các quy trình triển khai, các bạn và quý khách đã hiểu được phần nào về ngành nuôi trồng thuỷ sản. Từ đó nhằm hỗ trợ cho việc tiến hành dự án nuôi trồng của mình. Cảm ơn quý bạn đọc đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo