Tìm hiểu về công ty kiểm toán độc lập theo quy định mới nhất

Lĩnh vực kiểm toán có tác động lớn đến nhiều đối tượng, không chỉ  đối với công ty được kiểm toán mà  còn là cơ sở quan trọng để các nhà đầu tư lo lắng về tình hình tài chính. Báo cáo thường niên cũng là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức đối với cơ quan nhà nước. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến công ty kiểm toán độc lập.

Danh Sách Công Ty Kiểm Toán Hàng đầu Thế Giới
Công ty kiểm toán độc lập theo quy định mới nhất

Căn cứ pháp lý 

- Nghị định số 17/2012/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm Toán Độc Lập ban hành ngày 13 tháng 03 năm 2012;

- Thông tư 40/2020/TT-BTC về hướng dẫn chế độ báo cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập tại Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán và Nghị định 17/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật kiểm toán độc lập.

- Luật kiểm toán độc lập. 

1. Kiểm toán là gì ? 

Về cơ bản, nếu như công việc kế toán là việc cung cấp thông tin về tài chính của một tổ chức kinh tế thông qua các công cụ là báo cáo tài chính thì công việc của một kiểm toán viên sẽ là kiểm tra và xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính đó. Nói cách khác, kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá tất cả các bằng chứng có liên quan đến những thông tin tài chính được cung cấp bởi kế toán viên nhằm xác minh tính chính xác và lập báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực chung đã được công nhận.

Với đặc thù công việc như vậy, ngành kiểm toán có sức ảnh hưởng rất lớn tới nhiều đối tượng, không chỉ đối với công ty được kiểm tra mà còn cả những nhà đầu tư có quan tâm tới tình hình tài chính của công ty đó. Những báo cáo của kiểm toán viên là căn cứ đáng tin cậy nhất cho các nhà đầu tư bên ngoài và là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của một tổ chức với cơ quan nhà nước.

Kiểm toán tiếng Anh là Audit. 

2. Phân loại kiểm toán. 

Dựa vào các tiêu chí khác nhau, người ta có thể chia kiểm toán thành nhiều loại hình khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán độc lập và Kiểm toán nội bộ.

+ Kiểm toán nhà nước là hệ thống bộ máy chuyên môn của nhà nước thực hiện các chức năng xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp số liệu kế toán các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế nhà nước, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do nhà nước cấp

+ Kiểm toán độc lập: là các công ty chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn. Để trở thành một kiểm toán viên độc lập đòi hỏi kiểm toán viên phải có các yêu cầu nhất định. Về mặt chuyên môn, kiểm toán viên phải có chứng chỉ kiểm toán viên (CPA), phải đăng ký hành nghề tại Bộ tài chính, không có tiền án, tiền sự và đảm bảo được tính độc lập.

+ Kiểm toán nội bộ: là bộ máy thực hiện chức năng kiểm toán trong đơn vị, phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ đơn vị. Vai trò của kiểm toán viên nội là giám sát việc thực hiện các hoạt động trong đơn vị nhằm phát hiện các sai sót, gian lận; giúp tư vấn cho các nhà quản lý nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả các hoạt động.

3. Kiểm toán độc lập là gì ? 

Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.

Trong đó:

- Kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.

Kiểm toán viên hành nghề là kiểm toán viên đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.

- Doanh nghiệp kiểm toán là doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

4. Điều kiện thành lập công ty kiểm toán độc lập. 

Nếu muốn thành lập công ty kiểm toán, doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện liên quan và xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sau đó mới được đi vào hoạt động kinh doanh. Điều kiện cần đáp ứng gồm:

Thứ nhất: Doanh nghiệp phải có giấy phép đăng ký kinh doanh hợp lệ.

Thứ hai: Có tối thiểu từ 2 – 5 kiểm toán viên (tùy theo loại hình doanh nghiệp) là thành viên góp vốn vào công ty.

Thứ ba: Giám đốc, người đại diện pháp luật… của công ty kiểm toán phải có chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên.

Thứ tư: Các kiểm toán viên hành nghề cần góp đủ số vốn tối thiểu trên 50% vốn điều lệ doanh nghiệp. Nếu là tổ chức góp vốn vào công ty kiểm toán thì tỉ lệ góp vốn không vượt quá 35%. 

Ngoài ra: Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì cần có vốn pháp định 5 tỷ VNĐ khi mở công ty kiểm toán.

Sau khi đáp ứng đủ điều kiện, doanh nghiệp soạn thảo hồ sơ xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán tại Bộ tài chính.

5. Quy định chung về thành lập công ty kiểm toán độc lập. 

Theo quy định hiện hành doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán chỉ được thành lập doanh nghiệp theo 01 trong các hình thức sau đây:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên (2 TV) trở lên;

- Công ty hợp danh;

- Doanh nghiệp tư nhân.

Như vậy quy định này cũng có thể xem là một trong những điều kiện thành lập công ty kiểm toán cần phải tuân thủ.

Để thành lập doanh nghiệp kiểm toán, doanh nghiệp cần chuẩn bị những các giấy tờ như sau:

- Đơn đề nghị được đăng ký kinh doanh hay còn gọi là giấy đăng ký doanh nghiệp.

- Điều  lệ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

- Chứng minh nhân dân/ hộ chiếu (sao y bản chính, nên có công chứng rõ ràng) của cổ đông , thành viên công ty, chủ doanh nghiệp.

- Chứng chỉ hành nghề, để đảm bảo công ty bạn đủ khả năng hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực kiểm toán.

- Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc danh sách thành viên hợp danh;

- Giấy ủy quyền (trường hợp doanh nghiệp ủy quyền cho dịch vụ pháp lý thực hiện);

- Một số giấy tờ khác (trong trường hợp cần thiết).

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Tìm hiểu về công ty kiểm toán độc lập theo quy định mới nhất”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo