Công ty cổ phần là gì? Những điều cần biết [Mới 2024]

Thành lập công ty cổ phần mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: tăng vốn, chia sẻ rủi ro, thu hút nhà đầu tư. Đọc bài phân tích về công ty cổ phần bên dưới để hiểu thêm về các điểm mạnh của mô hình này.

Cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu Công ty cổ phần là gì? Đặc điểm của công ty cổ phần là gì? Mời Quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

Công Ty Cổ Phần Là Gì Đặc điểm Của Công Ty Cổ Phần Là Gì
Công Ty Cổ Phần Là Gì ?Đặc điểm Của Công Ty Cổ Phần Là Gì?

1. Công ty cổ phần là gì?

Theo Khoản 1 Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về công ty cổ phần:

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

  1. a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  2. b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
  3. c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  4. d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này”

 Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo khoản 1 Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015, một tổ chức có tư cách pháp nhân khi đáp ứng đủ 4 điều kiện sau:

- Tổ chức phải được thành lập theo quy định của luật

- Tổ chức phải có cơ cấu tổ chức theo quy định

- Tổ chức có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình

- Tổ chức phải nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

>>> Để tìm hiểu chi tiết về công ty cồ phần trong tiếng Anh, mời bạn tham khảo bài viết: Công ty cổ phần tiếng anh là gì? [Cập nhật 2023]

2. Đặc điểm của công ty cổ phần

Thứ nhất, cổ đông của công ty cổ phần. Theo Khoản 3 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020, cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần trong công ty cổ phần.

Thứ hai, vốn điều lệ của công ty cổ phần. Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

Thứ ba, về cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần. Pháp luật quy định công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau: 

- Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

- Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.

Thứ tư, về đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường.

Thứ năm, về hội đồng quản trị. Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ công ty, trừ các quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Thứ sáu, về chuyển nhượng cổ phần. Về nguyên tắc các cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình. Tuy nhiên vẫn có trường hợp hạn chế chuyển nhượng:

- Bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của Điều lệ công ty và phải ghi rõ việc hạn chế đó trên cổ phiếu tương ứng;

- Cổ phần của cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác trong vòng 03 năm đầu sau thành lập, nếu chuyển cho người không phải cổ đông sáng lập thì phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông;

- Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng.

Nếu Quý bạn đọc đang có thắc mắc về sự khác nhau giữa công ty Cổ phần và công ty TNHH, hãy truy cấp vào bài viết: So sánh công ty TNHH và công ty cổ phần [Cập nhật 2023] để biết thêm thông tin chi tiết.

3. Các loại hình cổ phần theo quy định của pháp luật

Các Loại Cổ Phần
Công ty cổ phần là gì?

Điều 114 Luật doanh nghiệp quy định các loại hình cổ phần như sau: 

  • Cổ phần phổ thông do cổ đông phổ thông nắm giữ. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
  • Cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây: cổ phần ưu đãi cổ tức; cổ phần ưu đãi hoàn lại; cổ phần ưu đãi biểu quyết; cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.

>>> Để tìm hiểu thêm về Top 100 công ty cồ phần tại Việt Nam, mời bạn tham khảo bài viết: Top 100 công ty cổ phần lớn nhất ở việt nam - Luật ACC

4. Giấy tờ cần chuẩn bị để đăng ký thành lập công ty cổ phần

Khi đăng ký thành lập công ty cổ phần, cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

- Điều lệ công ty.

- Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

- Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

+ Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

>>>Mời bạn đọc tham khảo bào viết: Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện Luật Doanh nghiệp 2020 để cập nhật thêm thông tin về Luật Doanh nghiệp 2020

5.Các bước thành lập công ty cổ phần như thế nào?

Các bước cần thiết để thành lập công ty cổ phần như sau:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin, tài liệu cần thiết cho việc soạn hồ sơ thành lập công ty cổ phần

Cổ đông cần phải chuẩn bị đầy đủ thông tin, tài liệu cần thiết để thành lập công ty bao gồm các công ty cơ bản như sau:

+ Tên công ty dự định đăng ký

+ Địa chỉ công ty

+ Ngành nghề kinh doanh

+ Vốn điều lệ công ty

+ Số lượng cổ đông, vốn, tỷ lệ vốn

+ Giấy tờ cá nhân như chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước, hộ chiếu…vv

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty trên cơ sở thông tin khách hàng cung cấp

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần sẽ bao gồm những tài liệu sau:

– Giấy đề nghị thành lập công ty cổ phẩn (ghi rõ tên doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; thông tin liên hệ; ngành nghề kinh doanh; vốn điều lệ; các loại cổ phần, mệnh giá; thông tin đăng ký thuế; số lượng nhân sự; họ tên, chữ ký và một số thông tin của người đại diện theo pháp luật)

– Văn bản nêu rõ điều lệ công ty (hoặc dự thảo điều lệ nếu chưa có quyết định chính thức)

– Văn bản nêu rõ danh sách những cổ đông sáng lập công ty và những cổ đông đầu tư nước ngoài (nếu có)

– Bản sao các giấy tờ chứng thực cá nhân của các cổ đông (chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước) trong trường hợp cổ đông là cá nhân.

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các tổ chức; giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện trong trường hợp cổ đông là tổ chức.

Công ty cổ phần là gì?
Công ty cổ phần là gì?

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần tới cơ quan đăng ký là sở kế hoạch đầu tư

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời gian giải quyết hồ sơ: 05 ngày làm việc

Bước 4: Theo dõi hồ sơ và nhận giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty cổ phần

Hồ sơ sẽ được sở kế hoạch đầu thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ.

Bước 5: Khắc dấu tròn công ty, dấu chức danh và công bố mẫu dấu tròn công ty cổ phần lên cổng thông tin quốc gia;

Việc khắc dấu sẽ thực hiện ngay sau khi nhận được giấy chứng nhận công ty hợp danh, sau khi hoàn thành khắc dấu, doanh nghiệp sẽ tiến hành công bố sử dụng mẫu dấu trên cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.

Bước 6: Công bố thông tin thành lập công ty tới cổng thông tin quốc gia

Sau khi được cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty hợp danh, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

Bước 7: Kế khai nộp thuế môn bài, chữ ký số, đăng ký và phát hành hóa đơn điện tử cho công ty cổ phần

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Công ty cổ phần là gì? Đặc điểm của công ty cổ phần là gì? Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về công ty cổ phần. Xem thêm bài viết về loại hình công ty hợp danh, mời bạ đọc xem qua bài viết: Công ty hợp danh là gì? (cập nhật 2023). Trân trọng !

6. Những câu hỏi thường gặp

Điều kiện về số lượng cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần?

Thành lập công ty cổ phần phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa. Theo đó, trong suốt quá trình hoạt động công ty cổ phần luôn phải có tối thiểu 03 cổ đông.

Điều kiện về tên công ty cổ phần?

Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trong toàn quốc gia. Trường hợp tên công ty có khác dấu hiệu loại hình doanh nghiệp vẫn bị coi là trùng tên. 

Điều kiện về trụ sở công ty?

Khi thành lập công ty cổ phần phải có trụ sở giao dịch. Theo quy định không được đăng ký trụ sở tại chung cư và nhà tập thể. Đối với địa chỉ là nhà riêng thì không cần cung cấp bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp quý khách hàng đặt trụ sở tại tòa nhà thương mại thì cung cấp thêm quyết định xây dựng hoặc giấy phép xây dựng.

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh?

Khi thành lập công ty cổ phần, ngành nghề sẽ phải áp theo mã hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân.

Đối với những ngành nghề có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện để được thành lập như điều kiện về mức vốn đăng ký, chứng chỉ hành nghề để đủ điều kiện hoạt động.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu thành lập công ty trọn gói hãy liên hệ ngay

CÔNG TY LUẬT ACC

Tư vấn: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn

Mail: [email protected]

Địa chỉ Công ty Luật ACC

Hồ Chí Minh: Tầng 8, 520 Cách Mạng Tháng 8, P. 11, Q. 3 Quận 1: 221 Trần Quang Khải, P. Tân Định
Hà Nội: Tầng 8, 18 Khúc Thừa Dụ, P. Dịch Vọng, Q. Cầu giấy Quận 4: 192 Nguyễn Tất Thành, P. 13
Bình Dương: 97 Huỳnh Văn Cù, Phường Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một Quận 6: 33G Tân Hoà Đông, P. 13
Đà Nẵng: Tầng 3, Số 5 Cao Thắng, P. Thanh Bình, Q. Hải Châu Quận 11: 8 Hòa Bình, P. 5
Đồng Nai: 45 Đồng Khởi, Tổ 41, KP8, Phường Tân Phong, Tp Biên Hòa Quận 12: B99 Quang Trung, P. Đông Hưng Thuận
Khánh Hoà: 138 Thống Nhất, P.Vạn Thắng, TP.Nha Trang Quận Bình Thạnh: 395 Nơ Trang Long, P.13
  Quận Gò Vấp: 1414 Lê Đức Thọ, P. 13
  Quận Tân Bình: 264 Âu Cơ, P. 9
  Quận Tân Phú: 385 Lê Trọng Tấn, P.Sơn Kỳ

Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1035 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo