Hồ sơ Thủ Tục Đăng Ký Mở Công Ty Âm Nhạc Cập Nhật 2024

 

Sản xuất âm nhạc hay còn gọi là sản xuất ghi âm, ghi hình là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo pháp luật. Bài viết này cung cấp các quy trình, thủ tục đăng ký mở công ty sản xuất âm nhạc. Làm thế nào để biết cách thành lập công ty âm nhạc mời các bạn đọc bài viết.

cách thành lập công ty âm nhạc

Mở Công Ty Âm Nhạc

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ.

  • Luật Đầu tư
  • Luật Doanh nghiệp.
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
  • Nghị định 79/2012/NĐ-CP;
  • Nghị định 15/2016/NĐ-CP.

Mở Công Ty Âm Nhạc

Cách thành lập công ty âm nhạc:

2. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ MỞ CÔNG TY ÂM NHẠC.

Để có thể kinh doanh lĩnh vực âm nhạc, công ty cần tiến hành đăng ký kinh doanh ngành nghề liên quan, phù hợp đối với lĩnh vực, dự định kinh doanh.

Ngành nghề doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh để thành lập công ty âm nhạc là: Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc (592 – 5920 – 59200). Nhóm này gồm:

  • Hoạt động sản xuất ghi âm gốc như ghi băng, đĩa CD;
  • Phát hành, quảng cáo và phân phối băng ghi âm đến những người bán buôn, bán lẻ hoặc trực tiếp đến công chúng. Các hoạt động này có thể được thực hiện hoặc không được thực hiện với việc sản xuất các băng ghi âm gốc trong cùng một đơn vị. Nếu không, đơn vị thực hiện các hoạt động này phải có quyền tái sản xuất và phân phối đối với bản ghi âm thanh gốc;
  • Hoạt động ghi âm phục vụ các hoạt động trong trường quay hoặc các nơi khác, bao gồm cả việc sản xuất chương trình băng đài (không phải trực tiếp);
  • Hoạt động xuất bản âm nhạc, như hoạt động đăng ký bản quyền cho tác phẩm âm nhạc, quảng cáo, ủy quyền và sử dụng các tác phẩm âm nhạc nào vào việc ghi âm, phát thanh, truyền hình, điện ảnh, chương trình trực tiếp, in ấn và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Những đơn vị tham gia trong các hoạt động này có thể sở hữu bản quyền hoặc các hoạt động như việc quản lý các bản quyền âm nhạc thay mặt cho các chủ sở hữu bản quyền này;
  • Xuất bản sách nhạc và bản nhạc.

>>>>>>>>> Nếu các bạn muốn hiểu thêm về THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY VÀ DOANH NGHIỆP hãy đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết: Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp (Quy định mới 2023)

Theo đó, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập công ty âm nhạc sẽ thực hiện việc đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Sau đó, để có thể thực hiện hoạt động lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình công ty âm nhạc phải đáp ứng đủ các điều kiện về các giấy phép sau:

  • Giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình;
  • Nhãn kiểm soát bản ghi âm, ghi hình;

Các bước chuẩn bị hồ sơ, thủ tục được thực hiện như sau:

2. Hồ sơ đăng ký mở công ty âm nhạc.

Giấy phép kinh doanh công ty âm nhạc

Giấy phép kinh doanh công ty âm nhạc

Tổ chức, cá nhân lựa chọn một trong các loại hình công ty phù hợp với điều kiện kinh doanh, mục đích kinh doanh như sau:

Công ty TNHH một thành viên.

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
    • Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền đối với Công ty TNHH một thành viên được tổ chức quản lý quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp
    • Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
    • Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;
    • Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành”
  • Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty Cổ phần.

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
    • Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
    • Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3. Thủ tục đăng ký.

  • Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan quản lý sẽ thông báo đến doanh nghiệp bằng văn bản.

4. Thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và khắc con dấu cho công ty.

  • Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được công khai.
    • Ngành, nghề kinh doanh của công ty.
    • Danh sách thành viên công ty, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
  • Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

5. Thủ tục cấp Giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình được lưu hành và kinh doanh.

Thẩm quyền.

  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình do các tổ chức thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu.

Hồ sơ gồm:

  • 01 đơn đề nghị cấp giấy phép phê duyệt nội dung;
  • 01 danh mục tác giả, tác phẩm, người biểu diễn;
  • 01 bản nhạc và lời hoặc kịch bản văn học (đối với tác phẩm nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt có chứng nhận của công ty dịch thuật);
  • 01 bản ghi âm, ghi hình có nội dung ca múa nhạc, sân khấu;
  • 01 văn bản cam kết thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả hoặc bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả
  • 01 bản sao chứng thực quyết định cho phép tác giả, tác phẩm và người biểu diễn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia biểu diễn (nếu trong chương trình có sử dụng tác phẩm sáng tác trước năm 1975 tại các tỉnh phía Nam hoặc có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia biểu diễn);
  • 01 mẫu thiết kế vỏ bản ghi âm, ghi hình;
  • 01 bản sao chứng thực quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chức năng hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu bản ghi âm, ghi hình.

Thủ tục.

  • Tổ chức đề nghị cấp giấy phép phê duyệt nội dung gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm cấp giấy phép phê duyệt nội dung. Trường hợp không cấp giấy phép phê duyệt phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Bản ghi âm, ghi hình được cấp giấy phép phê duyệt nội dung, trước khi lưu hành rộng rãi phải dán nhãn kiểm soát. Nhãn kiểm soát do tổ chức sản xuất, lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình in và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
  • Thông tin trên nhãn kiểm soát gồm: Chủ đề chương trình; số, ngày và cơ quan cấp giấy phép phê duyệt nội dung; số lượng bản ghi âm, ghi hình phát hành; địa chỉ, số điện thoại liên hệ và tên tổ chức được cấp phép phê duyệt nội dung;
  • Sau khi thực hiện các thủ tục nêu trên, công ty âm nhạc có thể tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với ngành nghề kinh doanh mà mình đã đăng ký.

6. Những câu hỏi thường gặp về Đăng Ký Mở Công Ty Âm Nhạc

Thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về Đăng Ký Mở Công Ty Âm Nhạc?

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai, các doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Khắc con dấu tròn và thông báo sử dụng mẫu con dấu tròn của doanh nghiệp Đăng Ký Mở Công Ty Âm Nhạc?

Doanh nghiệp tiến hành liên hệ với đơn vị khắc dấu để khắc con dấu tròn cho doanh nghiệp. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp hoàn toàn có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung thông tin trên con dấu tròn của mình.

Đăng bố cáo thông tin Đăng Ký Mở Công Ty Âm Nhạc?

Doanh nghiệp phải công bố thông tin công khai về các thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành nghề kinh doanh lên Cổng thông tin

Góp vốn vào công ty âm nhạc khi Đăng Ký Mở Công Ty Âm Nhạc?

– Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Vậy là trên đây là toàn bộ nội dung cách thành lập công ty âm nhạc do công ty luật ACC viết. Nếu có thắc mắc hoặc muốn sử dụng dịch vụ của ACC hãy liên hệ với chúng tôi!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (625 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo