Doanh thu biên là thuật ngữ được sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Với tính chất của thực hiện chiến lược kinh doanh thực tế. Việc bán ra để tìm kiếm doanh thu là nhu cầu của người kinh doanh. Và khi bán ra thêm một sản phẩm, sẽ xác định được doanh thu biên. Từ đó giúp doanh nghiệp thấy được chiến lược thực hiện trên sản phẩm với bán thêm một đơn vị hàng hóa có hiệu quả không. Mời bạn tham khảo bài viết: Sản phẩm doanh thu cận biên (MRP) là gì? để biết thêm chi tiết.
Sản phẩm doanh thu cận biên (MRP) là gì?
1/ Doanh thu cận biên là gì?
Doanh thu cận biên là phần doanh thu tăng thêm do bán thêm một đơn vị sản phẩm. Thực hiện trong quyết định bán thêm của người bán. Do đó, hoạt động đó có được thực hiện hay không, hiệu quả như thế nào phụ thuộc vào họ. Cũng như được phản ánh thông qua các tính chất thể hiện của nhu cầu thị trường trong thời gian đó.
Doanh thu cận biên tiếng Anh gọi là Marginal revenue.
2/ Đặc điểm của doanh thu cận biên trong các điều kiện thị trường
– Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp đối mặt với đường cầu nằm ngang tại mức giá thị trường (doanh thu cận biên = giá cả).
– Trong điều kiện cạnh tranh không hoàn hảo, ví dụ thị trường độc quyền, các doanh nghiệp đối mặt với đường cầu và đường doanh thu cận biên xuống dốc. Khi đó doanh thu cận biên nhỏ hơn giá cả. Khi giá giảm, đơn vị sản phẩm tăng thêm đem lại lượng doanh thu nhỏ hơn so với đơn vị sản phẩm trước đó. Doanh thu cận biên tác động qua lại với chi phí cận biên để xác định mức sản lượng cho phép doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa.
3/ Ý nghĩa của doanh thu cận biên
Trong quá trình kinh doanh sản phẩm trên thị trường, các doanh nghiệp cần phải xác định rõ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp qua từng giai đoạn cụ thể thì mới tạo được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
– Nếu chiến dịch kinh doanh mà doanh nghiệp đang thực hiện là nhiều người biết đến sản phẩm, chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp: Ở mục tiêu chiến lược này thì việc hạ giá thành sản phẩm so với giá đã niêm yết, đem lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng sẽ có thể mang lại nhiều hiệu quả hơn. Khi đó, cơ hội cạnh tranh của doanh nghiệp cũng cao hơn, tiếp cận được phần lớn lượng khách hàng có nhu cầu thực tế với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nhưng đồng thời doanh nghiệp phải chấp nhận hòa vốn thậm chí là lỗ vốn.
– Nếu chiến dịch kinh doanh mà doanh nghiệp đang thực hiện là lợi nhuận: Ở mục tiêu chiến lược này thì việc hạ giá thành sản phẩm so với giá niêm yết sẽ không đem lại hiệu quả cao. Vì việc giảm giá thành sản phẩm, tuy số lượng sản phẩm bán được tăng nhưng doanh thu cận biên sẽ giảm. Các lợi ích không đạt được như tính toán ban đầu. Lợi nhuận tính toán lý thuyết là lớn nhất và là biên. Trong khi các giao dịch thực tế đang có xu hướng xa dần biên. Doanh nghiệp đang mất đi các lợi ích giá trị để tìm kiếm các lợi ích có tiềm năng trong tương lai. Và thực tế thì doanh nghiệp sẽ có lãi rất ít, thậm chí không có lãi.
Vì vậy, dựa vào doanh thu cận biên, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Tính toán đối với doanh thu cận biên. Từ đó mang đến các giá cả giao dịch hợp lý. Vừa đảm bảo nhu cầu của khách hàng và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Vừa mang đến lợi nhuận tìm kiếm là hiệu quả nhất. Đảm bảo doanh thu cận biên phù hợp với chi phí đầu vào, chi phí sản xuất.
4/ Sản phẩm doanh thu cận biên (MRP) là gì?
Sản phẩm doanh thu cận biên (marginal revenue product - MRP) là doanh thu tăng thêm do sử dụng thêm một đơn vị đầu vào nhân tố để sản xuất và bán thêm một đơn vị sản phẩm. Sản phẩm doanh thu cận biên của một nhân tố được tính bằng sản phẩm hiện vật cận biên của nhân tố đó nhân với giá sản phẩm. Sản phẩm doanh thu cận biên cùng với chi phí nhân tố cận biên cho biết công ty cần sử dụng bao nhiêu đầu vào nhân tố để tối đa hoá lợi nhuận. Có thể minh họa điều này bằng việc sử dụng lao động trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Trong thị trường lao động cạnh tranh hoàn hảo, mức lương và lượng lao động cân bằng (Wf và Qf trong hình 106a và b) được xác định bằng giao điểm của hai đường cung và cầu về lao động trên thị trường. Vì chỉ sử dụng một phần rất nhỏ lao động trên thị trường, nên mỗi doanh nghiệp không thể gây ảnh hưởng quyết định tới mức lương. Do đó, mức lương và chi phí lao động cận biên (MFC) đối với một doanh nghiệp được coi là cố định - một công nhận được thuê thêm làm tăng tổng chi phí nhân tố của doanh nghiệp một lượng đúng bằng mức lương hiện hành trên thị trường. Sản phẩm doanh thu cận biên của công ty giảm vì ngay trong điều kiện cạnh tranh và giá sản phẩm không đổi, sản phẩm hiện vật cận biên vẫn giảm do quy luật lợi suất giảm dần đối với đầu vào lao động. Doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận bằng cách sử dụng thêm công nhân tối điểm (Qc trong hình 106a) mà tại đó phần đóng góp cho doanh thu (MRP) của người công nhân mới thuê bằng số tiền lương phải trả thêm (MFC).
Trên đây là một số thông tin về Sản phẩm doanh thu cận biên (MRP) là gì? - Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận