Vốn chủ sở hữu là gì luôn là chủ đề được các nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu và đưa ra bàn luận. Tuy nhiên rất ít ai có thể hiểu rõ ràng và sâu sắc về vấn đề này. Nếu như bạn cũng đang có những thắc mắc liên quan tới khái niệm vốn chủ sở hữu thì bài viết sâu sẽ cung cấp cho quý bạn đọc công thức tính hệ số vốn chủ sở hữu.
1. Vốn chủ sơ hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu (hay gọi tài sản ròng) là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần.
Các chủ sở hữu góp vốn để cùng nhau tiến hành một hoạt động sản xuất, kinh doanh và cùng chia sẻ lợi nhuận tạo ra từ các hoạt động này của doanh nghiệp cũng như cùng gánh chịu những khoản lỗ nếu kinh doanh không có lãi.
Vốn chủ sở hữu là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên trong doanh nghiệp. Chỉ khi nào đơn vị tạm ngừng hoạt động hoặc phá sản, lúc này đơn vị phải dùng tài sản của đơn vị, trước hết ưu tiên thanh toán cho các chủ nợ, sau đó tài sản còn lại mới chia cho các chủ sở hữu theo tỷ lệ vốn góp của họ.
Vốn chủ sở hữu đại diện cho sự đầu tư của chủ sở hữu trong kinh doanh trừ các chủ sở hữu rút hoặc rút tiền từ kinh doanh cộng với thu nhập ròng (hoặc trừ đi khoản lỗ ròng) kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Ngoài vốn chủ sở hữu thì các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến vốn điều lệ vì đây sẽ là những con số để đăng ký kinh doanh với nhà nước.
2. Vốn chủ sở hữu gồm những gì?
Mặc dù vốn chủ sở hữu là gì luôn được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu, nhưng cho đến nay vẫn chưa ai đưa ra được câu trả lời rõ ràng và chính xác. Bởi tuy trong báo cáo các yếu tố sẽ được liệt kê rất đầy đủ và chi tiết.
Nhưng thực tế thì còn tùy vào từng mô hình doanh nghiệp mà các yếu tố hình thành nên vốn chủ sở hữu sẽ khác nhau. Thường thì nguồn vốn chủ sở hữu sẽ được cấu thành từ các yếu tố sau:
Vốn cổ đông: Nguồn vốn thực tế được huy động từ cổ đông. Số vốn của từng thành viên tham gia góp vốn trên giấy tờ điều lệ công ty sẽ được ghi rõ.
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: Khoản lợi nhuận thu được sau khi khấu trừ thuế chưa được chia cho các bên cổ đông, thành viên liên doanh.
Quỹ doanh nghiệp: Các doanh nghiệp thường có các khoản quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng,…
Thặng dư vốn cổ phần: Đây là khoản vốn chênh lệch giữa giá cổ phiếu lúc mới phát hành so với mệnh giá được tính ở hiện tại.
Chênh lệch đánh giá tài sản: Đánh giá lại tài sản bao gồm các loại : tài sản cố định, hàng tồn kho, bất động sản đầu tư,…
Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Giao dịch được phát sinh qua sự chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, mục tiền tệ có gốc ngoại tệ,…
Và các nguồn khác: như quỹ cổ phiếu, kinh phí sự nghiệp,..
3. Công thức tính vốn chủ sở hữu.
Trong kế toán, vốn chủ sở hữu là sự khác biệt giữa giá trị của tài sản và giá trị của các khoản nợ của một doanh nghiệp hay một chủ thể nào đó. Nó được điều chỉnh theo phương trình sau:
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả
Trong đó:
Tổng tài sản doanh nghiệp được chia thành hai loại gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Tài sản ngắn hạn tức là khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc là khoản tiền được luận chuyển và nhiều khoản khác.
Tài sản dài hạn đại diện cho khoản đầu tư tài chính, tài sản cố định, bất động sản hoặc các khoản thu vào.
Tổng nợ phải trả tức là khoản trả cho người bán, khoản tiền nhà nước, khoản vay nợ tài chính, thuế và khoản trả công lao động.
Ví dụ: Bạn mua nhà có trị giá 20.000 đô la (một tài sản), nhưng có khoản vay nợ 5.000 đô la đối với ngôi nhà đó (nợ phải trả). Suy ra ngôi vốn chủ sở hữu là 15.000 đô la.
Vốn chủ sở hữu hoàn toàn có thể âm nếu nợ phải trả vượt quá tài sản. Đối với một công ty trong quá trình thanh lý, vốn chủ sở hữu là phần còn lại sau khi tất cả các khoản nợ đã được thanh toán.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về công thức tính hệ số vốn chủ sở hữu . Chúng tôi hy vọng có thể giúp cho quý bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thông tin về công thức tính hệ số vốn chủ sở hữu .Nếu quý bạn đọc còn vấn đề nào thắc mắc hay có nhu cầu cần hỗ trợ, giải đáp tư vấn, vui lòng liên hệ:
- Zalo: 0846967979
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận