Công thức giá trị tài sản ròng là gì?

Tài sản ròng là một khái niệm rất quen thuộc trong lĩnh vực tài chính - kinh tế. Trong đầu tư chứng khoán thì việc xác định tài sản ròng còn giúp đánh giá một cách chính xác tiềm năng của mã cổ phiếu, từ đó đưa ra hướng đầu tư hiệu quả nhất. Vậy công thức giá trị tài sản ròng là gì? Làm thế nào để tinh tài sản ròng? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của ACC.

Vay The Chap La Gi

Công thức giá trị tài sản ròng là gì?

1. Tài sản ròng là gì?

Tài sản ròng là tổng tài sản chủ thể đang sở hữu đã trừ đi tổng số nợ phải trả. Chủ thể có thể là cá nhân, tổ chức, Nhà nước hoặc cả quốc gia.

Đối với công ty thì có thể xem đây là tài sản thuần hoặc vốn cổ đông. Vì vậy, dựa vào đại lượng này có thể xác định được chính xác thực trạng tài chính cũng như tiến độ kinh doanh của công ty.

Tài sản ròng tồn tại dưới dạng: tiền mặt, bất động sản, máy móc, công nghệ, nhà xưởng hoặc nhiều khoản đầu tư khác…

2. Tài sản ròng trong chứng khoán là gì?

Dựa theo khái niệm ở trên thì ra có thể hiểu, tài sản ròng trong chứng khoán là giá trị của tất cả các loại tài sản (có thể tài chính hoặc phi tài chính) đã trừ đi các khoản nợ chưa thanh toán của một tổ chức bất kỳ.

Thông tin về tài sản ròng giúp nhà đầu tư hình dung được giá trị thực tế của mã cổ phiếu cũng như tổ chức phát hành nó trên thị trường.

3. Giá trị tài sản ròng là gì?

Giá trị tài sản ròng (tiếng Anh: Net Worth) là số còn lại của chủ thể sau khi lấy tổng giá trị tài sản mà chủ thể nắm giữ trừ đi toàn bộ nợ chưa được thanh toán.

Tài sản ròng của một cá nhân luôn biến động, có thể tăng giảm bất thường theo thời gian. Việc tính toán giá trị tài sản ròng của cá nhân có thể tự thực hiện thủ công hoặc dùng các công cụ sẵn có. Với những cá nhân có giá trị tài sản ròng cao (very high net worth individual - ultra high net worth individual) thì có thể thuê các tổ chức tài chính để thống kê tính toán.

4. Cách tính tài sản ròng trong đầu tư chứng khoán

Công thức để tính giá trị tài sản ròng trong đầu tư chứng khoán:

NAV = i=1n(Pi)

Trong đó:

NAV- Net worth là tổng giá trị tài sản ròng

i là loại tài sản của doanh nghiệp hiện có

n là tổng số tài sản

Tại thời điểm định giá chứng khoán trên thị trường có thể xác định được giá trị tài sản ròng.

Trên sổ sách kế toán, muốn tính giá trị tài sản ròng ta cứ lấy tổng tài sản hiện có trừ đi tổng nợ còn chưa trả.

Dựa trên báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán, có thể xác định được tổng giá trị tài sản từ các tài sản ngắn hạn, dài hạn, các khoản đầu tư, các khoản thu về trong ngắn hạn dài hạn, bất động sản kèm các tài sản cố định khác.

Còn các khoản nợ phải trả có thể là thuế, tiền lương người lao động, nợ đối tác, nợ ngân hàng, giá trị cổ cổ phiếu ưu đãi, và nhiều khoản nợ trong dài hạn cũng như ngắn hạn khác.

5. Các loại tài sản ròng trong doanh nghiệp

Tài sản ròng trong doanh nghiệp bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

Tài sản ngắn hạn có: Tiền, hiện vật có giá, trái phiếu, cổ phiếu, các dạng đầu tư ngắn hạn.

Phân loại theo lĩnh vực chu chuyển có: Tài sản trong sản xuất (nguyên vật liệu), tài sản trong lưu thông (hàng hóa, thành phẩm), tài sản chính (đầu tư chứng khoán trong ngắn hạn).

Một doanh nghiệp cần có tài sản ngắn hạn để có thể đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như phát triển quy mô doanh nghiệp về sau. Kỳ hạn sử dụng tài sản ngắn hạn dưới 12 tháng hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh.

Tài sản dài hạn có:

Tài sản cố định: Đây là loại tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài và bị hao mòn dần theo thời gian. Có 2 loại tài sản cố định chính là: Tài sản hữu hình (thiết bị máy móc, nhà xưởng…) và tài sản vô hình (bản quyền, quyền sử dụng đất, giấy phép khai thác, sản xuất kinh doanh…).

Đầu tư trong dài hạn - với mục đích thu về lợi nhuận trong dài hạn.

Bất động sản - đầu tư cũng nhằm mục đích thu lời về cho doanh nghiệp.

Các khoản phải thu khác trong dài hạn: đây là các khoản nợ phải đòi từ các đơn vị khác, thời gian nắm giữ của họ từ 1 năm trở lên.

Và các tài sản dài hạn khác, ví dụ ký cược dài hạn, chi phí trả trước dài hạn…

6. Ý nghĩa và vai trò của tài sản ròng

Tài sản ròng là một trong những thuật ngữ quan trọng đối với tổ chức doanh nghiệp hay cả với cá nhân. Vậy, tài sản ròng có ý nghĩa đặc biệt như thế nào?

- Là thước đo khả năng tài chính của cá nhân, doanh nghiệp hoặc đất nước bất kỳ;

- Nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhờ việc xác định giá trị tài sản ròng, nếu giá trị này âm thì có nghĩa là việc kinh doanh đang không hiệu quả, quản lý công nợ chưa tốt. Lúc này, doanh nghiệp cần đổi mới cơ cấu quản lý để có thể cải thiện tình hình;

- Là cơ sở để nhà đầu tư, ngân hàng cũng như các đối tác có thể đánh giá tiềm lực của doanh nghiệp;

- Là chỉ số để doanh nghiệp có kế hoạch với nghĩa vụ nợ của mình (thông qua việc đánh giá cả báo cáo tài chính và tài sản ròng).

- Đối với cá nhân, tài sản ròng vô cùng quan trọng trong việc giúp bạn gia tăng tài chính mà không chỉ phụ thuộc vào việc làm công ăn lương.

- Giá trị tài sản ròng của một quốc gia bằng tổng giá trị tài sản ròng của Chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân cộng lại. Nếu giá trị này dương có thấy tình hình kinh tế tốt, tài chính khỏe. Còn nếu âm thì quốc gia đó cần phải có biện pháp giảm chi tiêu ngân sách Nhà nước.

Trên đây là những thông tin ACC muốn chia sẻ đến độc giả về công thức giá trị tài sản ròng là gì? Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo