Công lý tiếng Anh là gì?

I. Công lý là gì?

Công lý là một trong những giá trị cốt lõi, nền tảng để thực hiện quản lý xã hội vì lợi ích của nhân dân. Công lý trước hết được quan niệm là sự tôn trọng tự do và các quyền cá nhân, sự tôn trọng con người và phẩm giá con người như những mục đích tự thân. Công lý dòi hỏi chúng ta bảo vệ quyền con người của tất cả mọi người, bất kể họ sống ở đâu hay mức độ chúng ta quen biết họ, đdn giản chỉ vì họ là con người, có lý trí và vì thế đáng được tôn trọng.

Về khía cạnh ngôn ngữ, khái niệm công lý cũng đã xuất hiện trong một số từ điển, ví dụ như:

Công lý là lẽ phải, lẽ công bằng, phù hợp với pháp luật đương thời, không thiên lệch, không tư vị. Chế độ nào cũng coi tòa án là tượng trưng cho công lý, là cơ quan công lý của chế độ ấy”. Hay công lý là “sự công bằng hay chính nghĩa, sự đúng đắn, lẽ phải. Thường được dùng trong đời sống pháp lý và đặc biệt là trong hoạt động tư pháp”; “Công lý là sự nhận biết đúng đắn và tôn trọng theo lẽ phải các quyền lợi ích chính đáng của mọi người”..

cong-ly-va-phap-luat-295x171

Công lý tiếng Anh là gì?

 

II. Công lý trong tiếng Anh là gì? 

Nghĩa của "công lý" (chính nghĩa, sự công bằng, lẽ phải) trong tiếng Anh là justice 

III. Ý nghĩa của công lý

Công lý là lẽ phải, lẽ công bằng, phù hợp với pháp luật đương thời, không thiên lệch, không tư vị. Chế độ nào cũng coi tòa án là tượng trưng cho công lý, là cơ quan công lý của chế độ ấy”. Hay công lý là “sự công bằng hay chính nghĩa, sự đúng đắn, lẽ phải. Thường được dùng trong đời sống pháp lý và đặc biệt là trong hoạt động tư pháp”; “Công lý là sự nhận biết đúng đắn và tôn trọng theo lẽ phải các quyền lợi ích chính đáng của mọi người”..

Trong lĩnh vực tư pháp, công lý và bảo vệ công lý được xác định là một trong những mục tiêu cơ bản của Chiến lược cải cách tư pháp của Việt Nam đến năm 2020 (Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị). Cụ thể, Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 đã nêu rõ việc:

“Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”.

IV. Mối quan hệ giữa công lý và pháp luật 

Pháp luật phục vụ công lý nếu nó giúp tạo dựng sự bình yên và bảo vệ các quyền của con người trước sự vi phạm. Pháp luật không dựa trên các giá trị cơ bản của công lý sẽ trở nên tàn bạo, hà khắc.

Pháp luật phải phản ánh được đầy đủ nhu cầu, lợi ích của toàn xã hội và phải chuyển tải đầy đủ những giá trị tiến bộ của lương tri, đạo đức, các giá trị nhân văn, nhân đạo, dân chủ, công lý, công bằng, lẽ phải, bảo đảm và bảo vệ các quyền con người.

Ngược lại, công lý giúp cho pháp luật luôn là những luật lệ đúng đắn.

Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng pháp luật và công lý là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất, thậm chí, trong một số xã hội, vào từng giai đoạn cụ thể, pháp luật đôi khi đi chệch hướng hoặc đối nghịch với công lý...

V. Công lý trong đời sống xã hội hiện nay

Công lý còn giúp xã hội trật tự, ổn định, gắn kết, nhân ái, hài hòa, đồng thuận. Trật tự ở đây hàm nghĩa duy trì hòa bình bằng cách chấm dứt bạo lực cá nhân, ổ nước ta, trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội, do còn những mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn nhu cầu và lợi ích, sự khác biệt hay xung đột lợi ích nên thời gian qua xung đột xã hội còn khá phổ biến, xảy ra trong nhiều lĩnh vực như lao động, đất đai, môi trường, tài nguyên..., gây căng thẳng, đe dọa gây ra nhiều hậu quả về vật chất và tinh thần của đời sống xã hội. Có nhiều giải pháp để điều chỉnh, kiểm soát các xung đột này, trong đó, đồng thuận xã hội là một cơ chế hữu hiệu có thể giúp giải quyết thỏa đáng, kịp thời, triệt để những mâu thuẫn, xung đột nêu trên, hướng mọi thành viên xã hội vào sự cân nhắc, tôn trọng lợi ích của nhau trên cơ sở của sự đồng tình, nhất trí của đa số các thành viên trong xã hội về một vấn đề xã hội trên cơ sỏ những điểm tương đồng.

tbd-180122a

Công lý tiếng Anh là gì?

 

VI. Phương thức thực hiện hiện công lý

Công lý là “hạt nhân hợp lý” của thuộc tính xã hội, được thể hiện qua pháp luật, qua hoạt động quản lý nhà nước, qua các chuẩn mực đạo đức, tập quán tốt đẹp... Trong xã hội pháp quyền ngày nay, công lý chủ yếu được thể hiện qua pháp luật và hoạt động của nhà nước.

Để điều chỉnh hiệu quả các quan hệ xã hội, hướng tới một trật tự xã hội ổn định, phát triển, tính xã hội xoay quanh công lý phải đóng vai trò nền tảng cho tính giai cấp của nhà nước và pháp luật, phải là mặt quan trọng và ưu thế so với mặt giai cấp để cho ý chí giai cấp được bảo đảm thực hiện và duy trì lâu dài. Yêu cầu này được thực hiện chủ yếu qua ba hoạt động cơ bản sau đây: (i) Hoạt động thiết lập nội dung, hình thức các quy định pháp luật; (ii) hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật; và (iii) hoạt động xét xử. Cụ thể như sau:

  • Hoạt động thiết lập nội dung, hình thức các quy định pháp luật.
  • Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật.
  • Hoạt động xét xử.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo