Dịch vụ công chứng này hay còn gọi là công chứng không dùng bản chính. Và hoàn toàn có thể thực hiện với các bản sao. Hay thậm chí là có thể công chứng qua hình ảnh, bản scan,… (tất nhiên việc đối chiếu bản gốc sẽ làm sau nhé). Từ đó, làm giảm rất nhiều các rủi ro làm thất lạc, làm mất bản chính của các giấy tờ quan trọng. Cùng tham khảo Công chứng không cần bản gốc, dùng ảnh chụp được không? qua bài viết sau.
Công chứng không cần bản gốc, dùng ảnh chụp được không?
1. Khái niệm công chứng không cần bản gốc
Dịch vụ công chứng không cần bản gốc hay còn gọi là sao y chứng thực không cần bản chính, chứng thực không cần bản chính, công chứng qua hình ảnh, bản scan màu, bản mềm, pdf… được hiểu là khi bạn công chứng, sao y, xác nhận chứng thực một giấy tờ bất kì trong khi không mang theo hoặc làm thất lạc bản gốc của giấy tờ đó.
2. Công chứng có cần bản gốc không?
Theo quy định của pháp luật Nhà Nước Việt Nam, khi dịch thuật công chứng bắt buộc phải đem theo bản gốc để đối chiếu bản dịch.
Điều này giúp các cơ quan có thẩm quyền phát hiện được những trường hợp làm giả mạo giấy tờ trái pháp luật hoặc công chứng không đúng với sự thật với mục đích trục lợi cá nhân, dẫn đến tổn thất cho người khác.
Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của các tổ chức hành nghề công chứng. Theo quy định của Luật Công chứng hiện nay thì tổ chức hành nghề công chứng bao gồm phòng công chứng và văn phòng công chứng.
- Văn phòng công chứng: chỉ được thành lập mới ở những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được văn phòng công chứng. Phòng công chứng sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, có con dấu, có tài khoản riêng.
-
Phòng tư pháp: Căn cứ theo nhu cầu công chứng ở địa phương thì Sở Tư pháp sẽ chủ trì phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư, sở tài chính, sở nội vụ để xây dựng đề án thành lập phòng công chứng và trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định.
3. Các loại giấy tờ được phép công chứng không cần bản gốc
- Các loại giấy tờ tùy thân như căn cước hoặc chứng minh nhân dân, bằng tốt nghiệp, bằng lái xe, hồ sơ xin việc …
- Chứng thực hồ sơ và các loại giấy tờ của các công ty, doanh nghiệp, tổ chức như hồ sơ thầu, giấy phép kinh doanh, …
- Chứng thực các hợp đồng: các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng,...giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tổ chức hoặc giữa các tổ chức với nhau.
- Các giấy chứng nhận về chất lượng hay nguồn gốc xuất xứ: Đa số của các công ty, doanh nghiệp thực phẩm
- Các loại tài liệu nước ngoài: các kết quả điều tra, nghiên cứu, … cần dùng trong kinh doanh, sản xuất.

Các loại giấy tờ được phép công chứng không cần bản gốc
4. Quy trình làm việc công chứng ảnh chụp
Việc thực hiện công chứng qua ảnh chụp cung cấp nguồn dữ liệu đặc biệt. Khi đó, việc đánh giá đối với nội dung, hình thức cần nghiêm ngặt. Đảm bảo các chất lượng phản ánh đối với tài liệu là thật. Với các quy định pháp luật cho phép, việc thực hiện có thể tiến hành với các trình tự, thủ tục trong tham gia công chứng.
Cần tìm kiếm các văn phòng công chứng có cung cấp dịch vụ này. Từ đó tiếp cận với hoạt động làm việc trực tiếp, hay thông qua trao đổi và phương tiện điện tử. Cung cấp các ảnh chụp rõ đối tượng. Để việc sao y công chứng được nhanh gọn và đúng pháp luật. Người có nhu cầu có thể thực hiện theo 2 bước:
Bước 1: Chụp ảnh, Scan,… lại toàn bộ giấy tờ, hợp đồng,… là dữ liệu cần thực hiện công chứng. Sau đó gửi theo địa liên hệ với các phòng công chứng có cung cấp dịch vụ. Có thể thực hiện với các trao đổi qua hình thức nào thuận tiện nhất cho các bên.
Khi tiếp nhận được các ảnh chụp, công chứng viên thực hiện các nghiệp vụ theo quy định pháp luật. Tiến hành kiểm tra, phân tích, so sánh và đánh giá. Nếu khớp với các điều kiện với giấy tờ gốc, thực hiện công chứng.
Bước 2: Sau khi công chứng xong, bên văn phòng công chứng sẽ chụp ảnh gửi lại tài liệu đã được công chứng. Thực hiện đối chiếu với bản gốc sau đó. Nếu tất cả đúng và khớp sẽ được gửi các tài liệu về địa chỉ được khách hàng cung cấp. Đảm bảo hiệu quả đối với hoạt động kiểm tra đối với nguồn tài liệu là chân thực.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Công chứng không cần bản gốc, dùng ảnh chụp được không? Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Công chứng không cần bản gốc, dùng ảnh chụp được không?, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn và hỗ trợ pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ ACC. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận