Hiện nay, việc trở thành cộng tác viên cho một tổ chức nào đó để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể đã không còn là công việc quá xa lạ, đặc biệt là với các bạn trẻ còn đang là học sinh, sinh viên. Với nhiều người, công việc cộng tác viên được xem là nghề tay trái nhưng với một số khác thì đây lại là nghề kiếm ra thu nhập chính của họ. Khi thuê cộng tác viên, doanh nghiệp có thể thỏa thuận ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dịch vụ, tùy vào nhu cầu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc thông tin về Công chứng hợp đồng cộng tác viên như thế nào? [2023]
1. Cộng tác viên là gì?
Các quy định của pháp luật hiện không định nghĩa cộng tác viên là gì.
Tuy nhiên, nhìn từ thực tiễn thì cộng tác viên được hiểu đơn giản là những người làm việc tự do, không trực thuộc hệ thống nhân viên chính thức của bất kỳ doanh nghiệp nào. Những người này thường không bị gò bó về thời gian, không gian làm việc.
Thông thường, cộng tác viên chỉ hợp tác với doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Họ có thể hợp tác làm việc cho nhiều doanh nghiệp, cá nhân cùng lúc, miễn đáp ứng yêu cầu công việc của bên thuê cộng tác viên.
Cộng tác viên sẽ được nhà tuyển dụng giao cho một khối lượng công việc nhất định để hoàn thành. Tùy vào tính chất công việc và trình độ chuyên môn của mỗi cộng tác viên thì người này sẽ được phân công các nhiệm vụ khác nhau.
Đa số cộng tác viên đều làm việc độc lập để hoàn thành công việc nhưng cũng có trường hợp cộng tác viên phải phối hợp với nhân viên của doanh nghiệp để hoàn thành dự án được bàn giao.
2. Có cần phải ký hợp đồng lao động với cộng tác viên không?
Nếu có nhu cầu quản lý, điều hành, giám sát trực tiếp việc thực hiện công việc của cộng tác viên, các bên có thể ký hợp đồng lao động.
Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2019 đã nêu rõ:
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Nếu tiến hành ký hợp đồng lao động, giữa cộng tác viên và doanh nghiệp sẽ ràng buộc rất nhiều quyền và nghĩa vụ với nhau. Tương ứng với quyền được giám sát, điều hành người lao động thực hiện công việc, doanh nghiệp cũng phải tạo điều kiện để người lao động được thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật lao động như nghỉ phép, nghỉ việc riêng,…
Hoặc các bên cũng có thể lựa chọn ký hợp đồng dịch vụ. Điều 513 Bộ luật Dân sự quy định về hợp đồng dịch vụ như sau:
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Với loại hợp đồng này, cộng tác viên được thoải mái, linh hoạt trong việc thực hiện công việc, miễn sao hoàn thành nhiệm vụ được giao thì sẽ được nhận thù lao từ doanh nghiệp.
3. Công chứng hợp đồng cộng tác viên
Giá trị pháp lý của công chứng hợp đồng cộng tác viên:
Theo khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng 2014 thì giá trị pháp lý của công chứng được quy định như sau:
- Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
- Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
Còn về chứng thực hợp đồng được quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cthì hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Như vậy, về giá trị pháp lý của văn bản công chứng thì sẽ có giá trị kể từ thời điểm được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Còn giá trị của văn bản chứng thực là dùng làm chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch
Thông tin thêm: Đối với hợp đồng thuê nhà ở thì không bắt buộc mình phải công chứng hoặc chứng thực, hợp đồng vẫn được ghi nhận là có giá trị pháp lý theo quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014, việc thỏa thuận của hai bên vẫn được ghi nhận, nếu mình có nhu cầu công chứng, hoặc chứng thực cho chặt chẽ hơn thì vẫn được.
Trên đây là nội dung về Công chứng hợp đồng cộng tác viên như thế nào? [2023] Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận