Cơ quan nào được kiểm tra giấy phép kinh doanh?

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một dạng văn bản pháp quy đảm nhận vai trò "giấy khai sinh" - ghi nhận ngày đăng ký kinh doanh lần đầu và là căn cứ xác thực năng lực pháp lý cho một doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều người lại chưa thực sự quan tâm về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về cơ quan nào được kiểm tra giấy phép kinh doanh thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.

Cơ Quan Nào được Kiểm Tra Giấy Phép Kinh Doanh

cơ quan nào được kiểm tra giấy phép kinh doanh

1. Giấy phép kinh doanh là gì?

– Giấy phép kinh doanh là giấy cho phép các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh, khi đáp ứng được đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Về mặt pháp lý, khi được Sở Kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép kinh doanh thì sẽ có đủ điều kiện để tiến hành hoạt động kinh doanh.

– Nhằm quản lý các công việc kinh doanh của đơn vị và thương nhân, bắt buộc phải hoàn thành những thủ tục hành chính đó là đăng ký giấy phép kinh doanh.

– Bản chất của giấy phép kinh doanh:

+ Ý nghĩa về pháp lý: Thể hiện quyền kinh doanh của công dân, là sự cho phép hoạt động kinh doanh của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền

+ Thủ tục, hồ sơ: Thủ tục đăng ký kinh doanh phải theo đúng mẫu của Sở Kế hoạch và Đầu tư; Hồ sơ phải đầy đủ và hợp lệ; Các cơ quan Nhà nước sẽ tiến hành thẩm định, kiểm tra các điều kiện trước khi cấp giấy phép.

+ Quyền hạn của Nhà nước: Dù đối tượng đăng ký kinh doanh có đầy đủ hồ sơ, nhưng cơ quan Nhà nước vẫn có thể từ chối không cấp giấy phép kinh doanh nếu kinh doanh ngành nghề không đảm bảo đủ điều kiện theo luật kinh doanh.

2. Giấy phép kinh doanh có thời hạn bao lâu?

– Vấn đề giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có thời hạn bao lâu sẽ tùy thuộc vào ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.

+ Nếu doanh nghiệp xin giấy phép kinh doanh của ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì không cần lo lắng về thời hạn của giấy phép kinh doanh.

+ Nếu doanh nghiệp xin giấy phép kinh doanh cho ngành nghề yêu cầu điều kiện thì đôi khi giấy phép kinh doanh sẽ có thời hạn cụ thể. Ví dụ giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn có thời hạn 5 năm…

>>>> Phần lớn các ngành nghề kinh doanh đều thuộc ngành nghề không yêu cầu điều kiện nên bạn không cần lo lắng về viêc giấy phép kinh doanh có thời hạn bao lâu? Tuy nhiên, một số trường hợp bạn cần làm thủ tục gia hạn giấy phép kinh doanh khi hết thời hạn hoạt động ghi trong điều lệ công ty.

– Bên cạnh đó, một số loại giấy phép con cũng có thời hạn cụ thể như là:

+ Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm được cấp bởi Sở y tế hoặc phòng y tế . Giấy này có hiệu lực 03 năm.

+ Giấy cam kết bảo vệ môi trường được cấp Ủy ban nhân dân cấp huyện; có hiệu lực 03 năm đối với các cơ sở kinh doanh các hóa chất độc hại; có thời hạn 5 năm với cơ sở không kinh doanh các loại hóa chất độc hại.

3. Tra cứu thông tin doanh nghiệp ở đâu?

Theo bài viết ở trên, hiện nay có ba cách để tra cứu thông tin của bất kỳ một doanh nghiệp nào, cụ thể:

- Tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

- Tại Phòng đăng ký kinh doanh.

- Tại Tổng cục Thuế.

Với mỗi địa điểm, địa chỉ nêu trên lại áp dụng hình thức tra cứu riêng. Độc giả có thể thực hiện theo hướng dẫn đã nêu ở trên.

4. Hướng dẫn tra cứu giấy phép kinh doanh nhanh nhất

Bước 1: Truy cập trực tiếp vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Bước 2: Nhập thông tin doanh nghiệp

  • Sau khi truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, bạn di chuyển chuột đến mục tìm kiếm ở góc phải phía trên.
  • Tiếp đó, trong mục tìm kiếm, bạn điền mã số doanh nghiệp (mã số thuế) hoặc tên doanh nghiệp cần tìm rồi nhấn vào chữ tìm kiếm.

Bước 3: Thông tin doanh nghiệp cần tra cứu sẽ hiện ra đầy đủ

  • Trường hợp tìm kiếm doanh nghiệp qua mã số thuế thì kết quả khi tìm kiếm sẽ có độ chính xác cao hơn và thời gian tra cứu nhanh hơn.
  • Trường hợp tìm kiếm doanh nghiệp theo tên doanh nghiệp thì hệ thống sẽ cho ra kết quả những doanh nghiệp có tên giống nhau hoặc gần giống nhau. Để biết thông tin chi tiết doanh nghiệp, bạn chỉ cần nhấp vào tên doanh nghiệp  đó để kiểm tra.

5. Những đơn vị nào có thẩm quyền kiểm tra giấy phép kinh doanh công ty

Khoản 3 Điều 8 Thông tư 33/2010/TT-BCA quy định cụ thể về thẩm quyền kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều kiện như sau:

“3. Thẩm quyền kiểm tra

a) Chỉ cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh mới được phép kiểm tra định kỳ việc chấp hành các quy định, điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP và Thông tư này.

b) Các đơn vị nghiệp vụ thuộc các cấp Công an chỉ được tiến hành kiểm tra cơ sở trên địa bàn khi có dấu hiệu vi phạm hoặc phức tạp về an ninh, trật tự, nhưng sau khi kiểm tra phải có văn bản thông báo kết quả và hình thức xử lý cho đơn vị Công an đã cấp Giấy chứng nhận.

c) Công an các Cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao khi có yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự cần phải tiến hành kiểm tra đột xuất thì phải được thủ trưởng đơn vị phê duyệt hoặc có chỉ đạo của Công an cấp trên.

d) Cơ quan Công an cấp trên có thẩm quyền kiểm tra việc chấp hành các quy định, điều kiện về an ninh, trật tự của các cơ sở kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của cơ quan Công an cấp dưới.”

Như vậy, Cơ quan nào chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh thì có thẩm quyền kiểm tra việc chấp hành các quy định về an ninh trật tự của các cơ sở kinh doanh có điều kiện hoặc các trường hợp đã được quy định trong điều luật nêu trên.

Về nội dung kiểm tra, khoản 1 Điều 8 Thông tư số 33/2010/TT-BCA đã quy định cụ thể như sau:

“Cơ quan Công an có thẩm quyền trong quá trình quản lý phải thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định, điều kiện an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh có điều kiện theo các nội dung sau:

a) Kiểm tra các giấy tờ hợp lệ về hoạt động ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; nội dung kinh doanh ghi trong giấy phép, giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở kinh doanh với thực tế của cơ sở đang hoạt động.

b) Kiểm tra việc chấp hành các điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP và nội dung quy định tại Thông tư này đối với từng ngành, nghề cụ thể.

c) Kiểm tra người và phương tiện tại địa điểm kinh doanh liên quan đến hoạt động của cơ sở khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

d) Sau khi kiểm tra phải lập biên bản ghi rõ kết quả kiểm tra, có người đứng đầu hoặc đại diện cho cơ sở, người vi phạm (nếu có) ký tên.”

Cảnh sát khu vực thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân, công tác tại Công an phường, thị trấn, Đồn Công an và Công an xã trọng điểm phức tạp về An ninh trật tự. Về vấn đề cảnh sát khu vực có thẩm quyền kiểm tra các cơ sở kinh doanh hay không, căn cứ điểm b và điểm c khoản 3 Điều 8 Thông tư số 33/2010/TT-BCA đã quy định cụ thể như sau:

“b) Các đơn vị nghiệp vụ thuộc các cấp Công an chỉ được tiến hành kiểm tra cơ sở trên địa bàn khi có dấu hiệu vi phạm hoặc phức tạp về an ninh, trật tự, nhưng sau khi kiểm tra phải có văn bản thông báo kết quả và hình thức xử lý cho đơn vị Công an đã cấp Giấy chứng nhận.

c) Công an các Cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao khi có yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự cần phải tiến hành kiểm tra đột xuất thì phải được thủ trưởng đơn vị phê duyệt hoặc có chỉ đạo của Công an cấp trên.”

Vì vậy, cảnh sát khu vực chỉ được kiểm tra các cơ sở kinh doanh trên địa bàn khi có dấu hiệu vi phạm hoặc khi có yêu cầu nhằm tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự…

+ Ngoài ra thẩm quyền ra quyết định thanh, kiểm tra về thuế đối với cơ sở kinh doanh và doanh nghiệp là cơ quan Thuế (Quyết định thanh tra thuế quy định tại 746/QĐ-TCT)

6. Một số câu hỏi liên quan

Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô tại đâu?

Khi xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, bạn liên hệ nộp hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải nơi doanh nghiệp, hộ kinh doanh đặt trụ sở chính.

Phù hiệu xe là gì ?

Phù hiệu xe là miếng dán được dán ở vị trí dễ quan sát. Trên kính chắn gió phía bên phải người lái xe kinh doanh vận tải  nhằm thể hiện cách thức và mục đích sử dụng của xe và dấu hiệu để các cơ quan lực lượng chức năng kiểm tra giám sát hoạt động vận tải.

Mức phạt khi xe hợp đồng không có phù hiệu như thế nào?

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe chở khách không có hoặc không gắn phù hiệu biển hiệu theo quy định hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu biển hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Như vậy,  xe hợp đồng bắt buộc phải được gắn  phù hiệu xe hợp đồng nếu không gắn phù hiệu sẽ bị phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.

Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh vận tải cần những gì

  • Giấy đề nghị cấp Giấy phép (theo mẫu);
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao công chứng văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
  • Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử)

Trên đây là cơ quan nào được kiểm tra giấy phép kinh doanh. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo