
1. Văn bản pháp luật là gì?
Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và được nhà nước đảm bảo thực hiện.
Văn bản pháp luật là những văn bản có chứa đựng các quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật. Định nghĩa về văn bản pháp luật được quy định tại Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015:
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục luật, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, làm khuôn mẫu cho xử sự của các chủ thể pháp luật, được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật trong một khoảng thời gian và không gian nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà nhà nước muốn xác lập.
Theo đó, văn bản pháp luật là văn bản đáp ứng được các yếu tố sau:
- Về nội dung: Là các quy tắc xử sự chung, mang tính chất bắt buộc chung phải thực hiện
- Về đối tượng áp dụng: Tùy thuộc và phạm vi điều chỉnh của mỗi văn bản pháp luật mà có đối tượng điều chỉnh là các cá nhân, tổ chức, cơ quan khác nhau có trách nghiệm cũng như nghĩa vụ bị ảnh hưởng trực tiếp từ khi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành và bắt đầu có hiệu lực.
- Về phạm vi điều chỉnh: Có thể là trên cả nước, toàn lãnh thổ Việt Nam hoặc cũng có thể chỉ có hiệu lực điều chỉnh trong phạm vi một hay một số đơn vị hành chính nhất định nào đó.
- Về phạm vi điều chỉnh: Có thể là trên cả nước, toàn lãnh thổ Việt Nam hoặc cũng có thể chỉ có hiệu lực điều chỉnh trong phạm vi một hay một số đơn vị hành chính nhất định nào đó.
- Về thẩm quyền ban hành: Là các cơ quan nhà nước nói chung và một số người cụ thể có quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói riêng.
- Những văn bản quy phạm pháp luật này sẽ được đảm bảo thực hiện dựa trên chính quyền lực và sức mạnh của nhà nước.
2. Đặc điểm của văn bản pháp luật.
Văn bản pháp luật có những đặc điểm cơ bản:
Thứ nhất, văn bản pháp luật được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền.
Đây là dấu hiệu đầu tiên để phân biệt giữa văn bản pháp luật với văn bản do các tổ chức xã hội ban hành như văn bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam... Tùy theo mỗi nhóm văn bản pháp luật khác nhau mà pháp luật trao quyền ban hành cho những cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền khác nhau. Đối với văn bản quy phạm pháp luật, chỉ những chủ thể được quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Năm 2015, sửa đổi bổ sung 2020 mới có thẩm quyền ban hành. Đối với văn bản áp dụng pháp luật, số lượng các chủ thể có thẩm quyền ban hành nhiều hơn văn bản quy phạm pháp luật nhưng vẫn chịu sự ràng buộc của quy định pháp luật. Văn bản pháp luật được ban hành bởi những nhóm chủ thể:
- Cơ quan nhà nước
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật quy định, các cơ quan nhà nước thường xuyên ban hành văn bản pháp luật để giải quyết những công việc phát sinh như ban hành quy định pháp luật để điều chỉnh quan hệ xã hội cơ bản; ổn định tổ chức bộ máy, tổ chức nhân sự trong nội bộ; giải quyết những công việc và chuyên môn, nghiệp vụ... Mọi cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương đều là cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật, có thể kể điển hình như: QUốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội, chính phủ, Chủ tịch nước, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân...
- Cá nhân có thẩm quyền
Văn bản pháp luật không chỉ do các cơ quan nhà nước mà còn do những cá nhân được Nhà nước trao quyền ban hành. Nhóm cá nhân có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật bao gồm một số thủ trưởng cơ quan nhà nước (Thủ tướng Chính phủ, chủ tịch ủy ban nhân dân...); công chức khi thi hành công vụ (nhân viên thuế, nhân viên kiểm lâm, thanh tra viên chuyên ngành, cảnh sát, bộ đội biên phòng...) và người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi rời sân bay, bến cảng.
Thứ hai, văn bản pháp luật được trình bày theo hình thức do pháp luật quy định
Khi soạn thảo văn bản để giải quyết công việc thuộc thẩm quyền, cơ quan nhà nước cần căn cứ vào các quy định của pháp luật và nội dung, tính chất công việc để lựa chọn loại văn bản đúng với thẩm quyền của mình và phù hợp với tình huống thực tế cần giải quyết, đồng thời cần phải trình bày văn bản theo đúng thể thức mà pháp luật quy định.
Pháp luật cũng quy định cấc văn bản pháp luật cần được trình bày theo kết cấu chung về hình thức văn bản như vị trí và cách thức thể hiện một số chi tiết thuộc về mẫu trình bày văn bản (cỡ chữ, kiểu chữ, dấu gạch chân...) cho mỗi đề mục hình thức: quốc hiệu, tên cơ quan ban hành...
Thứ ba, văn bản pháp luật được ban hành theo thủ tục do pháp luật quy định
Văn bản pháp luật được ban hành theo thủ tục, trình tự theo quy định của pháp luật như Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật,... Với mỗi văn bản pháp luật cụ thể thì có các quy định về thủ tục riêng nhưng nhìn chung đều bao gồm những hoạt động mang tính chuyên môn. nghiệp vụ có vai trò trợ giúp cho người soạn thảo, tạo cơ chế trong việc phối hợp, kiểm tra giám sát của những cơ quan có thẩm quyền đối với việc ban hành văn bản pháp luật.
Thứ tư, văn bản pháp luật được trình bày theo hình thức do pháp luật quy định
Ý chí của Nhà nước trong văn bản pháp luật được hiểu là Nhà nước quyết tâm đạt được mục đích đem lại lợi ích cho Nhà nước và xã hội. Thông thường ý chí của Nhà nước được biểu hiện thông qua:
- Những chủ trương, chính sách, biện pháp của Nhà nước mang tính định hướng.
Thông qua những chủ trương, chính sách, biện pháp mang tính vĩ mô, Nhà nước đã thể hiện được mong muốn của mình đó là sự phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Hiện nay, nội dung là chủ trương, chính sách, biện pháp của Nhà nước được các cơ quan nhà nước thể hiện trong hình thức văn bản pháp luật chủ yếu là nghị quyết.
- Những quy tắc xử sự chung điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trong xã hội theo hướng xác lập, làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của đối tượng thi hành văn bản đó.
- Những mệnh lệnh áp dụng pháp dụng pháp luật mang tính bắt buộc đối với những cá nhân, tổ chức cụ thể.
Thứ năm, văn bản pháp luật luôn mang tính bắt buộc và được bảo đảm thực hiện bởi nhà nước
Do có nội dung là ý chí của Nhà nước nên văn bản pháp luật luôn có tính áp đặt, ràng buộc quyền, nghĩa vụ với đối tượng quản lý. Để văn bản được triển khai và thi hành nghiêm chỉnh trên thực tế, Nhà nước có thể sử dụng nhiều biện pháp như phổ biến, tuyên truyền; biện pháp tổ chức, hành chính; biện pháp cưỡng chế...
3. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện theo trình tự đã được quy định chặt chẽ thể hiện các bước, từng công việc phải làm để đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật.
Thông thường mỗi loại văn bản quy phạm pháp luật lại có một quy trình riêng, tương thích, phù hợp với tính chất, vị trí, vai trò của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành loại văn bản quy phạm pháp luật đó.
Hiện nay, trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật mang nặng tính kĩ thuật nhưng qua thủ tục, trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật có thể thấy được tính độ phát triển, tính dân chủ của một chế độ nhà nước.
4. Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản pháp luật
Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật như sau:
- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả. kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục, xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhân, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
5. Thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước.
Chỉ có cơ quan nhà nước mới có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, tùy vào từng loại văn bản pháp luật cụ thể mà chủ thể, cơ quan có thẩm quyền ban hành sẽ khác nhau.
Theo đó, căn cứ theo Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2020) thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định:
Văn bản quy phạm pháp luật | Cơ quan nhà nước (chủ thể ban hành) |
Hiến pháp; Bộ luật; Luật; Nghị quyết | Quốc hội |
Nghị quyết liên tịch; Nghị quyết; Pháp lệnh | Ủy ban thường vụ quốc hội |
Nghị quyết liên tịch; Nghị định | Chính phủ |
Lệnh; Quyết định | Chủ tịch nước |
Quyết định | Thủ tướng chính phủ |
Thông tư; Thông tư liên tịch | Bộ trưởng, Thủ tướng cơ quan ngang Bộ |
Nghị quyết | Hội đồng thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao |
Thông tư; Thông tư liên tịch | Chánh án Tòa án nhân dân tối cao |
Thông tư; Thông tư liên tịch | Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao |
Quyết định | Tổng kiểm toán nhà nước |
Nghị quyết | Hội đồng nhân dân |
Quyết định | Quyết định |
Nội dung bài viết:
Bình luận