Có nộp phạt vi phạm giao thông vào thứ 7 được không?

1. Khi nào sẽ bị nộp phạt giao thông?

Vi phạm luật giao thông sẽ bị nộp phạt

Bất cứ người tham gia giao thông nào ít nhiều cũng được biết đến Luật an toàn giao thông. Tuy nhiên khi nào thì bị nộp phạt giao thông? Đó khi khi người tham gia giao thông vi phạm các quy định của luật an toàn giao thông, ví dụ đi sai làn đường vượt đèn đỏ, vượt quá tốc độ cho phép

 

Những người nào vi phạm luật giao thông sẽ bị công an giao thông cho dừng xe và lập biên bản vi phạm theo quy định. Sau khi lập biên bản thì người vi phạm phải nộp phạt hành chính theo quy định ở kho bạc nhà nước( kho bạc trên địa bàn vi phạm).

 

Trường hợp thu giữ phương tiện

Trong quá trình vi phạm luật giao thông, theo luật đã quy định về những trường hợp sẽ bị thu giữ phương tiện. Điều 125 đã quy định, tạm giữ phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được áp dụng theo những tình tiết

 

Để xác minh tình tiết mà nếu không giữ tang vật thì không có căn cứ để quyết định xử lý.

Để ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.

Đảm bảo thi hành quyết.

Việc tạm giữ tang vật quy định tại khoản 1, điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác định được tình tiết.

2. Có nộp phạt giao thông vào thứ 7 được không?

Có rất nhiều người băn khoăn và đặt ra câu hỏi rằng có thể nộp phạt giao thông vào thứ được không? Nhiều người đặt ra câu hỏi này vì đây là khoảng thời gian họ thuận tiện để đi nộp phạt. Hầu hết các ngày trong tuần, nhiều người còn bận đi làm.

 

Có thể nộp phạt vi phạm giao thông vào thứ 7? Theo quy định, thì cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan tiếp nhận đều mở cửa vào sáng thứ 7. Còn một số tỉnh thành khác thì tùy theo điều kiện làm việc.

 

Tuy nhiên những người nộp phạt vi phạm giao thông vào thứ 7 nên lưu ý rằng, các cơ quan thu nhận nộp phạt chỉ hoạt động vào buổi sáng và đóng cửa vào buổi chiều.

 

3. Trường hợp không thể đi nộp phạt thì có thể ủy quyền

Trong trường hợp cá nhân người vi phạm giao thông không thể đi nộp phạt vì lý do nào đó có thể ủy quyền cho người khác đi nộp phạt thay mình.

 

Tại Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 về Đại diện theo ủy quyền đã chỉ rõ rằng

 

Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá dân, pháp nhân khác thực hiện giao dịch nhân sự.

 

Đồng thời, luật này cũng quy định, các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo phương pháp ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung.

 

Như vậy, nếu trong trường hợp người vi phạm không thể đi nộp phạt thì hoàn hoàn có thể ủy quyền cho người thân đi nộp phạt thay mình.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo