Mặc dù, thời đại ngày nay đã tiến bộ hơn rất nhiều, nhưng đâu đó vẫn xảy ra những hành vi không đúng mực xã hội, một trong số đó là hành động vũ phu. Bài viết này sẽ phân tích một số hành vi pháp lý bạn cần thực hiện để bảo vệ chính bản thân bạn và giúp bạn trả lời câu hỏi “Có nên ly hôn khi chồng vũ phu không? Làm thế nào để ly hôn?”

Có nên ly hôn khi chồng vũ phu không? Làm thế nào để ly hôn?
1. Có nên ly hôn khi chồng vũ phu không?
Trước hết, cùng tìm hiểu “Vũ phu” là như thế nào? Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì hiện không có định nghĩa cụ thể đối với cụm từ "Vũ phu".
Vũ phu là một từ Hán Việt, dùng để chỉ những người đàn ông có tính bạo lực, có những thái độ, hành động thô bạo đối với người khác (thường là đối với người vợ của mình, cũng có thể là vợ đối với chồng nhưng rất ít trường hợp này xảy ra).
Theo Hiến pháp 2013, quy định thì không ai có quyền xâm phạm quyền và lợi ích của người khác như tính mạng, thân thể,...Do đó, việc một người có hành động tác động vật lý lên người khác là đã trái với quy định của Hiến pháp, đằng này còn là người vợ, người chồng chung sống với mình, đó là việc không thể chấp nhận được. Do đó, ly hôn trong trường hợp này là việc cần thiết.
2. Làm thế nào để ly hôn khi chồng vũ phu?
Để có bằng chứng chứng minh việc chồng vũ phu, có hành vi bạo lực thì nên có người làm chứng hoặc nếu có thể hãy ghi âm, hoặc chụp hình lại để làm bằng chứng trước toà. Sau đó viết đơn khởi kiện gửi lên Toà án, chờ Toà thụ lý.
2.1. Điều kiện ly hôn chồng vũ phu
Theo Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình quy định về Quyền yêu cầu giải quyết việc ly hôn
“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
- Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
+ Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
+ Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
+ Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."
Đối chiếu quy định trên, chồng bạn có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của bạn thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn đơn phương
2.2. Hồ sơ ly hôn với chồng vũ phu gồm những gì?

Hồ sơ ly hôn với chồng vũ phu gồm những gì?
Đối với trường hợp ly hôn khi chồng vũ phu thì đa phần sẽ là đơn phương ly hôn nên hồ sơ sẽ gồm:
- Đơn khởi kiện về việc ly hôn
- Bản sao công chứng căn cước công dân của người khởi kiện ly hôn.
- Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
- Bản sao công chứng giấy khai sinh của con nếu có con chung.
- Trường hợp có yêu cầu chia tài sản chung thì phải có giấy tờ chứng minh về tài sản chung yêu cầu chia. Đơn cử như:
- Nếu yêu cầu chia tài sản chung là nhà đất thì phải có Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tài sản chung yêu cầu phân chia.
- Trường hợp yêu cầu chia tài sản chung là ô tô, xe máy thì phải có Bản sao Giấy đăng ký xe của tài sản chung yêu cầu phân chia.
- Nếu tài sản chung là số tiền trong tài khoản ngân hàng thì phải có sao kê của ngân hàng kèm theo...
- Trường hợp có yêu cầu chia nợ chung thì phải có giấy tờ liên quan đến các khoản nợ chung. Đơn cử như:
- Giấy vay tiền
- Hợp đồng vay tiền;
- Hợp đồng thế chấp, cầm cố...
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ yêu cầu ly hôn đơn phương, người có yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương (người khởi kiện) nộp hồ sơ tại Tòa án cấp huyện nơi cư trú của người bị kiện hoặc gửi qua đường bưu điện.
2.3. Thủ tục ly hôn với chồng vũ phu
Bước 1: Thụ lý đơn ly hôn (đơn khởi kiện). Vợ hoặc chồng - người muốn ly hôn đơn phương phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, tài liệu và chứng cứ về hành vi bạo lực gia đình (nếu có) của người còn lại để nộp cho Tòa án có thẩm quyền (đã nêu ở trên).
Bước 2: Hòa giải. Sau khi nhận được đơn ly hôn đơn phương, Tòa án sẽ xem xét có nhận và thụ lý vụ án ly hôn không. Nếu xét thấy có căn cứ để xét đơn ly hôn đơn phương thì yêu cầu người nộp đơn nộp án phí tạm ứng và tiến hành hòa giải.
Nếu hòa giải thành thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành nếu không hòa giải được thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử.
Bước 3: Mở phiên tòa sơ thẩm. Sau khi xét xử, Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng.
3. Thẩm quyền giải quyết ly hôn với chồng vũ phu
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thẩm quyền tòa án nhân dân cấp huyện như sau:
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định thẩm quyền tòa án theo lãnh thổ như sau:
Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
+ Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
+ Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
+ Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Như vậy, chồng bạn vũ phu, cờ bạc bạn có thể nộp đơn và các giấy tờ nêu trên yêu cầu ly hôn tại Tòa án cấp huyện nơi chồng bạn cư trú, làm việc, nếu có thỏa thuận lựa chọn Tòa án nơi bạn cư trú thì nộp đơn tại Tòa cấp huyện nơi bạn cư trú, làm việc.
4. Câu hỏi thường gặp
Có những hỗ trợ nào cho phụ nữ ly hôn vì chồng vũ phu?
Có. Phụ nữ ly hôn vì chồng vũ phu có thể được hưởng các hỗ trợ sau:
- Hỗ trợ pháp lý: Được tư vấn và trợ giúp pháp lý miễn phí hoặc với chi phí thấp.
- Hỗ trợ tâm lý: Được tư vấn và trị liệu tâm lý để vượt qua cú sốc tinh thần.
- Hỗ trợ tài chính: Được hưởng trợ cấp nuôi con, chia tài sản chung và các hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.
Có thể liên hệ với ai để được hỗ trợ?
- Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em: 111
- Đường dây nóng tư vấn về bạo lực gia đình: 1900 6628
- Trung tâm tư vấn và hỗ trợ phụ nữ:
- Luật sư:
Chồng tôi có thể giành quyền nuôi con sau khi ly hôn không?
Chồng bạn có thể giành quyền nuôi con sau khi ly hôn. Tuy nhiên, Tòa án sẽ xem xét nhiều yếu tố để quyết định ai sẽ là người nuôi con, bao gồm lợi ích tốt nhất cho con cái, khả năng nuôi dưỡng và chăm sóc con của cha mẹ, nguyện vọng của con cái (đối với con đủ 15 tuổi).
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Có nên ly hôn khi chồng vũ phu không? Làm thế nào để ly hôn? Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận