Để tránh xảy ra các trường hợp làm thủ tục hành chính rườm rà, mất thời gian và tốn kém, việc lập tài khoản định danh điện tử là cần thiết và bắt buộc đối với mỗi công dân hiện nay. Vậy bạn đã biết có nên kích hoạt tài khoản định danh điện tử không? Hãy cùng ACC tìm hiểu bài viết dưới đây.
1.Tài khoản định danh điện tử là gì?
Theo quy định tại Khoản 7, Điều 2, Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm:
+Tên đăng nhập (mã số định danh cá nhân của công dân)
+Mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân) hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an.
2.Những mức độ của tài khoản định danh điện tử
Theo Điều 5 Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg quy định tài khoản định danh điện tử có 02 mức độ như sau:
- Mức độ 1:
+Tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của công dân kê khai đã được so sánh, đối chiếu tự động trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
+Tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của người nước ngoài đã được so sánh, đối chiếu trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, trừ ảnh chân dung và vân tay;
- Mức độ 2:
+Tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của cá nhân kê khai đã được xác minh bằng ảnh chân dung hoặc vân tay trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.
3. Điều kiện đăng kí tài khoản định danh điện tử cho người dân
Điều 6, Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg quy định, điều kiện để công dân đăng ký tài khoản định danh điện tử như sau:
-
Cá nhân đủ 14 tuổi trở lên: Đăng ký thông qua ứng dụng định danh điện tử.
-
Cá nhân chưa đủ 14 tuổi: Đăng ký theo tài khoản định danh của cha mẹ hoặc người giám hộ.
-
Người được giám hộ khác: Đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của người giám hộ.
Khi đăng ký tài khoản, cá nhân cần khai báo đầy đủ các thông tin như sau:
-
Số định danh cá nhân, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
-
Họ và tên
-
Ngày tháng năm sinh
-
Giới tính
-
Quốc tịch (Đối với người nước ngoài)
-
Số điện thoại, email
4. Có nên kích hoạt tài khoản định danh điện tử không?
- Tài khoản định danh điện tử là "tập hợp gồm tên đăng nhập (mã số định danh cá nhân), mật khẩu (gửi qua tin nhắn điện thoại khi đăng ký)". Tài khoản này được tạo bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an.
Việc sử dụng tài khoản này có hai cấp độ. Mức một, công dân có thể trải nghiệm một số tiện ích cơ bản như đọc báo, khai báo y tế... Để đăng ký online, người dùng tải ứng dụng VNeID từ CH Play hoặc App Store. Khi tài khoản được phê duyệt, người dùng sẽ nhận được mật khẩu qua tin nhắn điện thoại sau đó chỉ cần đăng nhập và sử dụng.
Với mức hai, người dân có thể sử dụng tất cả các dịch vụ tiện ích mà Bộ Công an cùng các bộ ngành liên quan xây dựng, liên kết. Ở mức này, người dùng phải đến trực tiếp công an địa phương để cung cấp số điện thoại, email, để đăng ký. Ai có nhu cầu tích hợp các loại giấy tờ Giấy phép lái xe, Đăng ký xe, thẻ Bảo hiểm y tế,... cần mang theo các giấy tờ gốc để đối chiếu.
Vậy người dân nên kích hoạt tài khoản định danh điện tử vì khi tích hợp thành công, người dân sẽ không cần cần theo bản cứng căn cước công dân mà tất cả thao tác đều trên điện thoại.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về thông tin có nên kích hoạt tài khoản định danh điện tử không, cũng như giải đáp có nên kích hoạt tài khoản định danh điện tử không. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm hoặc muốn đặt câu hỏi về có nên kích hoạt tài khoản định danh điện tử không xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
Nội dung bài viết:
Bình luận