Phân biệt cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh 2023

Sáng chế và bí mật kinh kinh doanh đều là hai đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 và 2019. Tuy nhiên, hai đối tượng này có những sự khác biệt về cơ chế bảo hộ khiến cho không ít doanh nghiệp hay cá nhân còn gặp nhiều vướng mắc. Để có thể lựa chọn chính xác cơ chế bảo hộ đối với từng nhóm đối tượng cụ thể cần chỉ ra được điểm khác biệt giữa cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh. Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin đưa ra sự khác nhau cơ bản giữa cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh.

co-ché-bảo-họ-sáng-ché

Cơ chế bảo hộ sáng chế

1. Phân biệt cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh về khái niệm

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.(Khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ)

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.(Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ)

2. Phân biệt cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh về điều kiện bảo hộ

Đối với cơ chế bảo hộ sáng chế, điều kiện bảo hộ quy định tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm: tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp.

Đối với cơ chế bảo hộ bí mật kinh doanh, điều kiện bảo hộ quy định tại Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm:  Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được; lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó; được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

3. Phân biệt cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh về căn cứ xác lập quyền sở hữu

Đối với cơ chế bảo hộ sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (tại Điểm a Khoản 3 Điều 6 Luật Luật Sở hữu trí tuệ).

Đối với cơ chế bảo hộ bí mật kinh doanh, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó (tại Điểm c Khoản 3 Điều 6 Luật Luật Sở hữu trí tuệ).

4. Phân biệt cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh về chi phí

Đối với cơ chế bảo hộ sáng chế, mất phí đăng ký và duy trì hiệu lực văn bằng nhưng không mất chi phí để bảo mật thông tin.

Đối với cơ chế bảo hộ bí mật kinh doanh, không mất phí đăng ký và duy trì hiệu lực văn bằng nhưng mất chi phí rất lớn để bảo mật thông tin.

5. Phân biệt cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh về thời gian bảo hộ

Đối với cơ chế bảo hộ sáng chế, bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn. (tại Khoản 2 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ).

Hết thời hạn, sáng chế sẽ được cộng đồng sử dụng rộng rãi.

Đối với cơ chế bảo hộ bí mật kinh doanh, không xác định thời hạn cho đến khi còn đáp ứng được các điều kiện bảo hộ.

6. Phân biệt cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh về phạm vi quyền được bảo hộ

Đối với cơ chế bảo hộ sáng chế, chủ sở hữu có quyền ngăn cấm chủ thể khác sử dụng giải pháp kĩ thuật trùng với sáng chế, kể cả trong trường hợp do họ tạo ra một cách độc lập hoặc do phân tích ngược trong thời hạn bảo hộ, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ.

Đối với cơ chế bảo hộ bí mật kinh doanh, chủ sở hữu không có quyền ngăn cản chủ thể khác bộc lộ, bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập hoặc tạo ra do phân tích ngược mà có. (Điểm d,đ Khoản 3 Điều 125 Luật Luật Sở hữu trí tuệ)

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về chủ đề: Phân biệt cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh  với các tiêu chí về khái niệm, điều kiện bảo hộ, căn cứ xác lập quyền sở hữu, chi phí, thời gian, phạm vi. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý về sở hữu trí tuệ chúng tôi tin rằng có thể cung cấp dịch vụ pháp lý chất lượng, chuyên nghiệp nhất đến quý khách hàng.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (835 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo