Cơ cấu tổ chức công ty Vinamilk

Một trong những đặc điểm của loại hình công ty cổ phần là quản lý tập trung qua bộ máy hội đồng quản trị. Mô hình này sở hữu nhiều ưu điểm khác nhau cho người lãnh đạo điều hành doanh nghiệp phát triển. Vì vậy, hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết hơn về cơ cấu công ty cổ phần qua cơ cấu tổ chức Vinamilk.

I. Giới thiệu về công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

Vinamilk có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tên tiếng Anh là Vietnam Dairy Products Joint Stock Company) chuyên về sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa tại Việt Nam. Trong đó, cơ cấu tổ chức Vinamilk là mô hình thành công tiêu biểu cho tất cả các công ty cổ phần khác học hỏi, nghiên cứu.

1. Lịch sử hình thành

1.1. Thời bao cấp (1976-1986)

Thành lập vào năm 1976, thời kỳ ban đầu Vinamilk có tên là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm. Đến năm 1982, công ty được chuyển giao về tại bộ công nghiệp thực phẩm, đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I. Khi đó, xí nghiệp còn có thêm hai nhà máy trực thuộc là nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi tại Đồng Tháp và nhà máy bánh kẹo Lubico.

1.2. Thời kỳ Đổi Mới (1986-2003)

Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam – thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, hoạt động tập trung vào sản xuất, chế biến sữa cũng như các sản phẩm từ sữa.
Năm 1994, Vinamilk – Công ty Sữa Việt Nam xây dựng thêm nhà máy sữa tại Hà Nội để chinh phục thị trường miền Bắc, nâng số lượng lên 4 nhà máy. Việc xây dựng nhà máy này nằm trong chiến lược phát triển, đáp ứng nhu cầu của người dân tại miền Bắc.
Năm 1996, doanh nghiệp liên doanh cùng với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn, thành lập nên xí nghiệp liên doanh Sữa Bình Định. Điều này tạo điều kiện cho Vinamilk tiếp tục thâm nhập thành công vào thị trường sữa miền Trung Việt Nam.
Năm 2000, tại khu công nghiệp Trà Nóc, nhà máy sữa Cần Thơ chính thức khởi công với mục tiêu phục vụ mọi nhu cầu của người tiêu dùng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.

1.3. Thời kỳ Cổ Phần Hóa (năm 2003 đến nay)

Năm 2003, công ty đổi tên thành công ty Cổ phần Sữa Việt Nam.
Năm 2004, Vinamilk mua lại Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Gia tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp lên 1,590 tỷ đồng.
Năm 2005, Vinamilk mua lại số cổ phần còn lại của liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình Định (sau này là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành nên Nhà máy Sữa Nghệ An.
Năm 2006, công ty đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán tại thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2007, Vinamilk mua lại 55% cổ phần của Công ty sữa Lam Sơn.
Năm 2009, Vinamilk phát triển 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy cùng nhiều trang trại chăn nuôi bò sữa tại tỉnh Nghệ An, Tuyên Quang.
Từ năm 2010 đến 2012: Nhà máy sữa nước, sữa bột tại Bình Dương được xây dựng với tổng vốn đầu tư 220 triệu USD.
Như vậy, sau thời gian 10 năm tiến hành cổ phần hóa, Vinamilk đã trở thành một trong những công ty có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Không chỉ vậy, tổng tài sản của doanh nghiệp còn tăng trưởng vượt bậc, duy trì doanh thu cao hơn khoảng 22% mỗi năm dù trải qua nhiều biến động của thị trường, dịch bệnh.

2. Sản phẩm

Về sản phẩm, ngay từ khi bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1976, doanh nghiệp đã xây dựng một hệ thống phân phối lớn nhất tại Việt Nam.
Đây là đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới của Vinamilk như nước uống đóng chai, sữa đậu nành, sữa chua, sữa bột, phô mai và cà phê đến người tiêu dùng trên cả nước. Đến nay, các sản phẩm của công ty được tiêu thụ chính ở thị trường Việt Nam và xuất khẩu sang khu vực các nước Campuchia, Iraq, Úc, Philippines, Mỹ…

II. Cơ cấu tổ chức Vinamilk hiện nay

1. Các cấp trong cơ cấu tổ chức Vinamilk

Theo sơ đồ cơ cấu tổ chức Vinamilk, các cấp trong công ty được phân tầng theo thứ tự sau: cấp quản trị tối cao, cấp quản trị trung gian, cấp quản trị cơ sở và công nhân viên.
cơ cấu tổ chức bộ máy Vinamilk
Tổng quan về cơ cấu tổ chức của công ty Vinamilk

2. Phân tích sơ đồ tổ chức, cơ cấu bộ máy của Vinamilk

Thông qua sơ đồ trên, Vinamilk hiện có các bộ phận chức năng như sau:

2.1. Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông của cơ cấu tổ chức Vinamilk bao gồm tất cả cổ đông – những người có quyền biểu quyết từ cổ đông phổ thông đến cổ đông ưu đãi biểu quyết. Đại hội đồng chính là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
Đại hội cổ đông sẽ có quyền quyết định phương án kinh doanh và nhiệm vụ đảm bảo sản xuất dựa trên các định hướng phát triển của công ty. Ngoài ra, đại hội đồng cổ đông còn có thể quyết định sửa đổi hay bổ sung vào vốn điều lệ của công ty.
Một số quyền hạn khác của hội đồng cổ đông là bầu hoặc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát hay quyết định giải thể, tổ chức lại công ty.

2.2. Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị chính là cơ quan quản lý cao nhất trong cơ cấu tổ chức Vinamilk. Vị trí này có toàn quyền nhân danh doanh nghiệp quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến mục tiêu, quyền lợi công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị của Vinamilk do đại hội đồng cổ đông bầu ra, bao gồm một chủ tịch hội đồng quản trị và 10 đại hội đồng cổ đông.
Từ năm 2015, chức vụ cao nhất của Vinamilk do bà Lê Thị Băng Tâm nắm giữ, tuy nhiên, tháng 4 năm 2022 vừa qua, ông Nguyễn Hạnh Phúc đã chính thức trở thành Chủ tịch hội đồng quản trị mới của nhiệm kỳ năm 2022 đến năm 2026 thay cho bà Lê Thị Băng Tâm.

2.3. Giám đốc, Tổng giám đốc công ty

Giám đốc hay Tổng giám đốc công ty trong cơ cấu tổ chức Vinamilk là người điều hành các công việc kinh doanh của công ty. Vị trí này sẽ do hội đồng quản trị chịu trách nhiệm bổ nhiệm một người trong số hội đồng hoặc tuyển dụng nhân sự mới.
Hiện nay, Tổng giám đốc của Vinamilk là bà Mai Thị Kiều Liên. Bà được xem là người đã giúp đưa thương hiệu Vinamilk lên bản đồ thế giới với nhiều đóng góp cho công ty và xã hội.
Những chiến lược và quyết định sáng suốt của bà đã giúp Vinamilk liên tục đầu tư, cải tiến, đem lại nhiều sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng trong nước. Đồng thời, mảng xuất khẩu, kinh doanh quốc tế của công ty cũng đạt được nhiều thành tựu ấn tượng.

2.4. Ban kiểm soát

Ban kiểm soát trong cơ cấu tổ chức bao gồm 4 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu ra. Nhiệm kỳ của ban kiểm soát được bầu là 5 năm. Các thành viên sẽ được bầu lại và số nhiệm kỳ không hạn chế.
Ban kiểm soát có chức năng và nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, tính trung thực, mức độ cẩn trọng trong quá trình quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh. Các hoạt động kiểm tra, giám sát bao gồm công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính nhằm đảm bảo lợi ích của các cổ đông một cách hợp pháp. Đặc biệt, đơn vị này sẽ hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và ban giám đốc.

III. Mô hình quản trị của Vinamilk

Theo thông lệ quốc tế về quản trị doanh nghiệp, các công ty cổ phần được khuyến nghị xây dựng cơ cấu tổ chức theo mô hình quản trị 1 cấp và mô hình quản trị 2 cấp.
Cụ thể, mô hình 1 cấp là mô hình bao gồm đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị, ban giám đốc, ngoài ra còn có ủy ban kiểm toán thuộc hội đồng quản trị. Mô hình này sẽ không có ban kiểm soát, tuy nhiên lại có các thành viên thuộc hội đồng quản trị độc lập với vai trò giám sát và nắm giữ ủy ban Kiểm toán. Trong khi đó, mô hình 2 cấp có đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị như mô hình trên nhưng có thêm ban kiểm soát, ban giám đốc.
Đối với Vinamilk, công ty đã đưa các thành viên độc lập vào hội đồng quản trị, đệ trình đại hội đồng cổ đông để phê duyệt chuyển đổi sang mô hình quản trị 1 cấp. Có thể nói, công ty đã tiên phong chuyển đổi sang một mô hình quản trị tiên tiến bậc nhất hiện nay.
Việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức Vinamilk nhằm mục đích giúp các cổ đông có khả năng giám sát tốt hơn so với hội đồng quản trị hay ban giám đốc. Đây là là tiền đề giúp gia tăng giá trị công ty trong hiện tại và tương lai.

IV. Ưu nhược điểm của cơ cấu tổ chức Vinamilk

1. Ưu điểm

Các bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Vinamilk sẽ nhận chỉ thị trực tiếp từ một cấp lãnh đạo cấp trên. Điều này nghĩa là công việc được tập trung về một đầu mối duy nhất, nhân viên dễ dàng trao đổi và báo cáo.
Đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty sẽ phát huy đầy đủ ưu thế chuyên môn hóa ngành nghề theo từng chức năng, vị trí đang đảm nhiệm.
Việc phân cấp rõ ràng giúp phòng nhân sự đơn giản hóa hơn việc đào tạo nguồn nhân lực
Cơ cấu tổ chức minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra các công việc hàng ngày chặt chẽ, liên tục hơn.

2. Nhược điểm

Giữa các đơn vị chức năng của công ty dễ nảy sinh nhiều tranh cãi, mâu thuẫn trong quá trình đề ra mục tiêu hay chiến lược cho tổ chức.
Sự chuyên môn hóa cao khiến một số công việc bị kéo dài thời gian do nhân viên không thể kiêm nhiệm, cần phải thực hiện những quy trình chuyển giao sang phòng ban, cá nhân khác.
Người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm nặng nề về mục tiêu doanh số, chiến lược hoạt động tương lai của công ty.

V. Lời kết

Bài viết trên đã tổng hợp toàn bộ các thông tin về cơ cấu tổ chức Vinamilk. Qua đó, hy vọng bạn đã nắm rõ từng vai trò của các cấp bậc, vị trí nhiệm vụ của công ty. Đồng thời, từ những ưu nhược điểm khi áp dụng mô hình này bạn có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm để ứng dụng vào công việc kinh doanh của mình. Chúc bạn thành công!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo