Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đứng đầu, có chức năng quản lý nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ; đồng thời là cơ quan trung ương chỉ đạo, chỉ huy Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ cùng Nhân dân đấu tranh trong thế trận chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại và xâm lược, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Vậy lãnh đạo Bộ Quốc phòng gồm những ai? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Cơ cấu bộ quốc phòng như thế nào?
Cơ cấu bộ quốc phòng như thế nào?
1. Bộ quốc phòng là gì?
Bộ Quốc phòng là tên gọi chung cho một phần thuộc Chính phủ trong một quốc gia được chia thành các Bộ, hoặc các phòng, ban, chịu trách nhiệm về các vấn đề quốc phòng. Một bộ phận như vậy thường gồm tất cả các chi nhánh đơn vị của Quân đội và thường được quản lý bởi một Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tùy theo mỗi quốc gia, tùy theo thời điểm, cơ quan này có thể mang những tên gọi khác nhau, tuy nhiên, chúng đều có một điểm chung là đảm nhận việc quản lý quân sự và hệ thống quân đội của quốc gia đó.
Bộ Quốc phòng Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ Việt Nam, tham mưu cho Nhà nước Việt Nam về đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc; quản lý nhà nước về lĩnh vực quốc phòng trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lý và chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam, Dân quân tự vệ; quản lý các dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam vừa là người chỉ đạo thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng theo quy định của pháp luật, vừa chịu trách nhiệm tổ chức, xây dựng, quản lý và là người chỉ huy cao nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ.
2. Cơ cấu bộ quốc phòng như thế nào?
Tổ chức:
Cơ cấu bộ quốc phòng như thế nào?
Ngày thành lập: 27/8/1945 (ngày Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập và ra tuyên cáo).
Địa chỉ: Số 7 Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội.
Tên gọi qua các thời kỳ: Bộ Quốc phòng (8/1945 - 10/1946); Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy (11/1946 - 7/1947, sau khi thống nhất Bộ Quốc phòng với Quân sự Ủy viên hội); Bộ Quốc phòng (7/1947 - 10/1948, khi chia Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy thành Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Chỉ huy); Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy (10/1948 - 3/1949, sau khi hợp nhất Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Chỉ huy); Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh (3/1949 - 1975, sau khi đổi tên Bộ Tổng Chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân Việt Nam thành Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội quốc gia và Dân quân Việt Nam); Bộ Quốc phòng (từ 1976 đến nay).
3. Lãnh đạo Bộ Quốc phòng gồm những ai?
Ngày 01/12/2016, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 199/2016/TT-BQP quy định và hướng dẫn tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo đó, Thông tư này quy định và hướng dẫn tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua trong Quân đội nhân dân Việt Nam và áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, ngành, lực lượng (sau đây gọi chung là các đơn vị) thuộc Bộ Quốc phòng và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng là một trong những nội dung trọng tâm và được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 199/2016/TT-BQP. Cụ thể như sau:
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam và các đồng chí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Chức vụ | Họ và tên | Cấp bậc |
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng | Phan Văn Giang | Đại tướng |
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam | Lương Cường | Đại tướng |
Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng | Nguyễn Tân Cương | Thượng tướng |
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng | Võ Minh Lương | Thượng tướng |
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng | Hoàng Xuân Chiến | Thượng tướng |
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng | Lê Huy Vịnh | Thượng tướng |
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng | Vũ Hải Sản | Thượng tướng |
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng | Phạm Hoài Nam | Thượng tướng |
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng
Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tham mưu, giúp việc Hội đồng Quốc phòng và An ninh;
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hải đảo, vùng biển và vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương lập, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án về quốc phòng, trình cấp có thẩm quyền quyết định;
4. Xây dựng, quản lý, chỉ huy Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng;
5. Chỉ đạo, hướng dẫn Bộ, ngành Trung ương và địa phương thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân, phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ và công tác quốc phòng.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Cơ cấu bộ quốc phòng như thế nào? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận