Chuyên viên kiểm soát nội bộ Tiếng anh là gì?

Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp thì nhu cầu tuyển dụng kiểm soát nội bộ doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Tuy công việc này đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc vận hành công ty nhưng nhiều người có lẽ chưa thực sự hiểu về nó. Vậy Chuyên viên kiểm soát nội bộ Tiếng anh là gì? Ngành nghề này được quy định như thế nào? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Kiem Soat Noi Bo La Gi
Chuyên viên kiểm soát nội bộ Tiếng anh là gì?

1. Khái niệm kiểm soát nội bộ

Từ những năm cuối thế kỷ 19, các Công ty kiểm toán đầu tiên trên thế giới ra đời cùng với sự phát triển của nền kinh tế, dưới góc độ quản lý và nhận thức nhiều tổ chức đã nghiên cứu, soạn thảo và ban hành nhiều chuẩn mực kiểm toán về Kiểm soát nội bộ từ đó dẫn tới nhiều định nghĩa khác nhau:

Theo Chuẩn Mực Kiểm Toán Việt Nam (Ban hành ngày 06 tháng 12 năm 2012 theo thông tư số 214/2012/TT-BTC về hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam của Bộ Tài Chính):

“Kiểm soát nội bộ là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc, đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan.”

Theo Luật Kế toán năm 2015 thì: 

“Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”

Theo Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ (The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission – COSO 2013) về chống gian lận khi lập báo cáo tài chính. Đây cũng là định nghĩa được chấp nhận rộng rãi hiện nay.

“Kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lí nhằm thực hiện mục tiêu về hoạt động, báo cáo và tuân thủ.”

2. Chuyên viên kiểm soát nội bộ là gì?

Thoạt nghe tên vị trí công việc, nhiều người chỉ nghĩ rằng nhân viên kiểm soát nội bộ giống như Cảnh sát Giao thông, chỉ chịu trách nhiệm tuần tra, xử phạt là chính. Nhưng thực tế không phải vậy, ngay cả lực lượng CSGT theo quy định trách nhiệm của họ còn nhiều hơn thế. Ngoài việc tuần tra, xử phạt thì CSGT còn có trách nhiệm nhắc nhở điều phối, điều tiết giao thông. Tương tự, nhân viên kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp cũng vậy, thậm chí trách nhiệm, nhiệm vụ của họ còn rất rộng, tùy theo sự chỉ đạo và nhu cầu kiểm soát của ban lãnh đạo công ty tùy vào từng thời điểm trong quá trình xây dựng và phát triển.

Với những công ty mới khởi sự kinh doanh, việc kiểm soát nội bộ thường chưa được phân nhiệm vụ chuyên biệt cho cá nhân hay phòng/ban cụ thể mà thông thường những người lãnh đạo công ty sẽ trực tiếp làm việc này. Tuy nhiên với quá trình phát triển và mở rộng, những lãnh đạo công ty sẽ có nhiều việc phải làm hơn, nhiều vấn đề phải giải quyết hơn nên việc kiểm soát nội bộ sẽ vượt quá giới hạn thời gian của họ. Chính vì vậy, việc thành lập phòng/ban kiểm soát nội bộ là một xu thế tất yếu của các công ty đang phát triển.

Những nhân viên phụ trách kiểm soát nội bộ sẽ có nhiều vai trò, trong đó những vai trò chính yếu nhất bao gồm:

  • Xây dựng quy chế, quy định nội bộ công ty;
  • Giám sát việc thực hiện quy chế, quy định công ty;
  • Xây dựng quy chế, quy trình làm việc cho các phòng ban chuyên trách;
  • Xây dựng quy trình hoạt động, sản xuất kinh doanh giữa các phòng ban sao cho có sự phối hợp chặt chẽ với nhau và thống nhất với quy chế, quy định của công ty;
  • Giám sát việc thực hiện, tuần tra, xử phạt nội bộ để đảm bảo quy chế được vận hành một cách có hiệu quả.

Với những nhiệm vụ chính trên, vai trò của nhân viên kiểm soát nội bộ thường sẽ không được thể hiện một cách cụ thể bằng những số liệu kinh doanh, hiệu quả sản xuất. Nhưng một cách gián tiếp, nếu nhân viên kiểm soát nội bộ làm việc tốt, hiệu quả thì sẽ kéo theo cả bộ máy công ty đi lên, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng trưởng tốt.

3. Chuyên viên kiểm soát nội bộ Tiếng anh là gì?

Chuyên viên kiểm soát nội bộ - Internal Control Specialist.

4. Yêu cầu đối với Chuyên viên Kiểm soát nội bộ

- Có kiến thức chuyên môn: đây được coi là yêu cầu căn bản đối với công việc kiểm soát nội bộ bởi vị trí này luôn yêu cầu vốn kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ kế toán, kiểm toán vững vàng. Nếu không có kiến thức chuyên môn, bạn sẽ không phát hiện ra sai phạm, những thâm hụt của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc có hiểu biết về luật pháp cơ bản, luật kinh doanh, các nghiệp vụ về kiểm toán nội bộ sẽ tạo lợi thế cạnh tranh nghề nghiệp cho bạn. Sở hữu một số chứng chỉ như ACCA, MBA hoặc CFA,... có thể giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.

- Kỹ năng quản lý, kiểm soát: đây là kỹ năng sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả trong quá trình làm việc. Với kỹ năng quản lý, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát các quy trình dự án, tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách kịp thời và nhanh chóng. Ngoài ra, kỹ năng này còn là bước đệm cho những dự đoán của bạn về rủi ro và cơ hội của doanh nghiệp dựa vào tình hình hoạt động kinh doanh nội tại của công ty.

- Kỹ năng giao tiếp: dù công việc mang tính chuyên môn cao nhưng nhân viên kiểm soát nội bộ sẽ không chỉ giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp mà còn phải ngoại giao với các cơ quan kiểm toán khác bên ngoài. Bởi vậy, ở vị trí này, kỹ năng giao tiếp là một điều bắt buộc. 

- Kỹ năng ứng biến: công việc kiểm soát viên đôi khi cũng sẽ gặp những tình huống bất ngờ, không thể lường trước nên khả năng ứng biến là cực kỳ quan trọng. Đôi khi trong quá trình tiến hành kiểm soát, các giấy tờ có liên quan có thể bị thất lạc khiến công việc của bạn gặp vấn đề. Nhiệm vụ của bạn lúc này là cần ứng biến nhanh, biến nguy thành an để công việc kịp tiến độ ban đầu.

- Tư duy phản biện: tư duy phản biện được hiểu là khả năng giữ vững suy nghĩ, lập trường và phản xạ, phản ánh những suy nghĩ trái chiều. Nếu không sở hữu tư duy phản biện, bạn sẽ khó có thể tìm ra sai phạm, thất thoát của công ty. Vì lúc tiến hành kiểm soát, bạn sẽ chỉ nương theo ghi chép đơn thuần mà không có sự tỉnh táo, đặt ngược câu hỏi tại sao lại có khoản/ thu chi này.

- Khả năng tư duy logic: khi làm việc ở vị trí nhân viên kế kiểm soát nội bộ, bạn không chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản trong ngành mà còn cần khả năng tư duy logic để xử lý các công tác kiểm soát, các báo cáo tài chính một cách nhanh chóng. Nếu thiếu kỹ năng này thì công việc của bạn sẽ trở nên rất khó khăn để phát hiện sai phạm và tốn nhiều thời gian để giải quyết.

- Trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh): không chỉ riêng ngành nghề kiểm soát mà với bất cứ công việc nào, có trình độ ngoại ngữ tốt sẽ tạo ra thuận lợi công việc cho bạn. Bạn sẽ có thể làm việc ở những công ty nước ngoài với những chính sách đãi ngộ hấp dẫn cùng môi trường làm việc quốc tế chuyên nghiệp.

- Thông thạo tin học văn phòng: để xử lý tốt số liệu, báo cáo tài chính, bạn cần sử dụng thành thạo các công cụ, phần mềm tin học hỗ trợ, đặc biệt là các phần mềm tin học văn phòng như Excel, Word, Powerpoint,... Bạn có thể tham gia vào các khóa học cơ bản để cải thiện khả năng của mình một cách nhanh chóng.

- Nhanh nhạy, cẩn thận và trung thực: với công việc kiểm soát nội bộ, sự nhanh nhạy, cẩn thận và trung thực cũng là điều cần thiết. Sự nhanh nhạy sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề bất ngờ xảy ra trong quá trình làm việc. Khi thực hiện rà soát, đối chiếu ngân sách thì đức tính trung thực và sự cẩn thận lúc này là vô cùng cần thiết để nhân viên có thể tìm ra những sai phạm của các phòng ban và giúp mình tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc.

- Có khả năng làm việc cường độ cao: do khối lượng công việc lớn nên cường độ làm việc của một kiểm soát viên là vô cùng cao. Nhất là vào các giai đoạn yêu cầu kiểm soát nội bộ doanh nghiệp như cuối quý, cuối năm thì bạn càng phải chịu áp lực về thời gian. Vậy nên, nếu muốn trở thành nhân viên kiểm soát nội bộ thì bạn phải nâng cao khả năng chịu đựng áp lực công việc để có thể dễ dàng thích ứng với cường độ công việc.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo