Chuyển nhượng cổ phần là hình thức chuyển giao quyền sở hữu cổ phần từ cổ đông góp vốn cũ sang cổ đông mới khác, chuyển nhượng cổ phần chỉ được thực hiện trong trường hợp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật trừ một số trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoảng 1 Điều 126 Luật doanh nghiệp 2014. Chi tiết, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến nội dung về chuyển nhượng vốn góp đầu tư trong công ty cô phần. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Thủ Tục Chuyển Nhượng Vốn Góp Đầu Tư [Cập Nhật 2023]
1. Chuyển nhượng cổ phần theo quy định tại Luật doanh nghiệp
Điều 127. Chuyển nhượng cổ phần
1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
2. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
3. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó trở thành cổ đông của công ty.
4. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần của cổ đông đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
5. Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho cá nhân, tổ chức khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Cá nhân, tổ chức được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ trở thành cổ đông của công ty.
6. Cá nhân, tổ chức nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.
7. Công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu theo quy định tại Điều lệ công ty.
>>>>>>Mời các bạn đọc thêm bài viết Thủ tục đăng ký góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại đây để biết thêm thông tin chi tiết: Thủ tục đăng ký góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
2. Điều kiện chuyển nhượng vốn góp đầu tư
Quy định về chuyển nhượng vốn đầu tư theo Điều 10 Thông tư 06/2019/TT-NHNN như sau:
* Việc thanh toán giá trị chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2019/TT-NHNN được thực hiện như sau:
- Giữa các nhà đầu tư là người không cư trú hoặc giữa các nhà đầu tư là người cư trú không thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp;
- Giữa nhà đầu tư là người không cư trú và nhà đầu tư là người cư trú phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.
* Việc thanh toán giá trị chuyển nhượng dự án đầu tư giữa các nhà đầu tư trong hợp đồng BCC, giữa các nhà đầu tư trực tiếp thực hiện dự án PPP được thực hiện như sau:
- Giữa các nhà đầu tư là người không cư trú hoặc giữa nhà đầu tư là người không cư trú và nhà đầu tư là người cư trú trong hợp đồng BCC phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp;
- Giữa các nhà đầu tư là người không cư trú hoặc giữa nhà đầu tư là người không cư trú và nhà đầu tư là người cư trú trực tiếp thực hiện dự án PPP phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.
* Đồng tiền định giá, thanh toán giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư, dự án đầu tư trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam:
- Việc định giá, thanh toán giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư, dự án đầu tư giữa hai người không cư trú được phép thực hiện bằng ngoại tệ;
- Việc định giá, thanh toán giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư, dự án đầu tư giữa người cư trú và người không cư trú, giữa người cư trú với nhau phải thực hiện bằng đồng Việt Nam.
3. Vấn đề về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng vốn góp
3.1. Thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng vốn góp
Căn cứ Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:
“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
...
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.
...
Ngoài ra tại Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn như sau:
Điều 11. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
1. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp
b) Thuế suất
...
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.
c) Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực. Riêng đối với trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.
d) Cách tính thuế
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × Thuế suất 20%
Căn cứ theo quy định trên, cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp thì phải chịu thuế thu nhập cá nhân với thuế suất 20%.
3.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp trong chuyển nhượng vốn góp
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bổ sung bởi Điều 8 Thông tư 96/2015/TT-BTC, thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định như sau:
Điều 14. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
...
2. Căn cứ tính thuế:
a) Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định:
Thu nhập tính thuế
=
Giá chuyển nhượng
-
Giá mua của phần vốn chuyển nhượng
-
Chi phí chuyển nhượng
Trong đó:
- Giá chuyển nhượng được xác định là tổng giá trị thực tế mà bên chuyển nhượng thu được theo hợp đồng chuyển nhượng.
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng vốn quy định việc thanh toán theo hình thức trả góp, trả chậm thì doanh thu của hợp đồng chuyển nhượng không bao gồm lãi trả góp, lãi trả chậm theo thời hạn quy định trong hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc cơ quan thuế có cơ sở để xác định giá thanh toán không phù hợp theo giá thị trường, cơ quan thuế có quyền kiểm tra và ấn định giá chuyển nhượng. Doanh nghiệp có chuyển nhượng một phần vốn góp trong doanh nghiệp mà giá chuyển nhượng đối với phần vốn góp này không phù hợp theo giá thị trường thì cơ quan thuế được ấn định lại toàn bộ giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm chuyển nhượng để xác định lại giá chuyển nhượng tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp chuyển nhượng.
Căn cứ ấn định giá chuyển nhượng dựa vào tài liệu điều tra của cơ quan thuế hoặc căn cứ giá chuyển nhượng vốn của các trường hợp khác ở cùng thời gian, cùng tổ chức kinh tế hoặc các hợp đồng chuyển nhượng tương tự tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp việc ấn định giá chuyển nhượng của cơ quan thuế không phù hợp thì được căn cứ theo giá thẩm định của các tổ chức định giá chuyên nghiệp có thẩm quyền xác định giá chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng theo đúng quy định.
Doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng vốn cho tổ chức, cá nhân thì phần giá trị vốn chuyển nhượng theo hợp đồng chuyển nhượng có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp việc chuyển nhượng vốn không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng.
Như vậy, theo quy định trên thì giá chuyển nhượng được xác định là tổng giá trị thực tế mà bên chuyển nhượng thu được theo hợp đồng chuyển nhượng.
- Giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định với từng trường hợp như sau:
+ Nếu là chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp là giá trị phần vốn góp lũy kế đến thời điểm chuyển nhượng vốn trên cơ sở sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán và được các bên tham gia đầu tư vốn hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh xác nhận, hoặc kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
+ Nếu là phần vốn do mua lại thì giá mua là giá trị vốn tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp, chứng từ thanh toán.
- Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hóa đơn hợp pháp. Chi phí chuyển nhượng bao gồm: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng; các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng và các chi phí khác có chứng từ chứng minh.
4. Thủ tục chuyển nhượng cổ phần 2023 như thế nào?
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần sẽ được thực hiện theo các bước sau:
– Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ chuyển nhượng
Cá nhân/tổ chức có nhu cầu chuyển nhượng cổ phần cho nhau cầu chuẩn bị thông tin cần thiết cho việc chuyển nhượng như chứng minh tư cá nhân/thẻ căn cước/hộ chiếu của bên nhận chuyển nhượng, số cổ phần muốn chuyển nhượng…..
– Bước 2: Bên nhận và bên chuyển nhượng ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Sau khi đã chuẩn bị xong hợp đồng chuyển nhượng, các bên đọc và hiểu nội dung trong hợp đồng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng để chính thức chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông cũ sang cổ đông mới.
– Bước 3: Nộp hồ sơ chuyển nhượng đến Phòng Đăng ký kinh doanh
Lưu ý: Trước đây theo quy định của Luật cũ, việc chuyển nhượng cổ phần sẽ phải nộp hồ sơ tới phòng đăng ký kinh doanh để ghi nhận việc chuyển nhượng.
Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại (2022) khi chuyển nhượng cổ phần, doanh nghiệp KHÔNG cần nộp hồ sơ chuyển nhượng đến phòng kinh doanh.
– Bước 4: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ và giải quyết hồ sơ
Phòng đăng ký kinh doanh chỉ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ khi chuyển nhượng cổ phần kết hợp với nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh khác kèm theo phần chuyển nhượng cổ phần.
– Bước 5: Thông báo kết quả hồ sơ chuyển nhượng cổ phần đến doanh nghiệp
Do việc chuyển nhượng cổ phần không phải nộp lên sở kế hoạch đầu tư nên phòng đăng ký kinh doanh không xem xét tính hợp lý của hồ sơ. Doanh nghiệp sẽ lưu giữ hồ sơ nội bộ tại doanh nghiệp để quản lý.
* Lưu ý quan trọng: Hiện nay thủ tục chuyển nhượng cổ phần như trên không còn được áp dụng do theo quy định mới như đã nói ở trên, khi cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần sẽ không phải nộp hồ sơ chuyển nhượng tới phòng đăng ký kinh doanh để ghi nhận chuyển nhượng như trước kia.
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần sẽ được thực hiện theo hình thức nội bộ trong công ty và lưu lại hồ sơ trong công ty khi chuyển nhượng, quy định mới này nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp trong quá trinh hoạt động kinh doanh
5. Hồ sơ chuyển nhượng cổ phần gồm những gì?
– 01 Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh; (bỏ nội dung này do sẽ không cần phải nộp hồ sơ lên sở kế hoạch đầu tư)
– 01 Quyết định bằng văn bản về việc thay đổi cổ đông sáng lập của Đại hội đồng cổ đông (do Chủ tịch Hội đồng quản trị ký). Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong điều lệ công ty;
– 01 Bản sao biên bản họp về việc thay đổi cổ đông sáng lập của Đại hội đồng cổ đông;
– 01 Danh sách các cổ đông sáng lập khi đã thay đổi;
– 01 Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và các giấy tờ chứng thực việc hoàn tất chuyển nhượng hoặc hợp đồng tặng cho cổ phần;
– 01 Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của cổ đông sáng lập mới;
– 01 Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
6. Lưu ý về hồ sơ chuyển nhượng cổ phần
Thông báo thay đổi kinh doanh được quy định tại Điều 51 Nghị định 78/2015/NĐ-CP và sửa đổi bổ sung tại khoản 16, Điều 1, Nghị định 108/2018/NĐ-CP. Theo đó, nội dung thông báo cần phải trình đầy đủ các thông tin bao gồm:
– Tên doanh nghiệp (tiếng Việt), mã số doanh nghiệp, mã số thuế. Nếu doanh nghiệp chưa có mã doanh nghiệp và mã số thuế có thể thay thế bằng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Nếu người thực hiện thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh là tổ chức sẽ cần kê khai tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập
– Nếu người thực hiện thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh là cá nhân hợp pháp sẽ cần kê khai thông tin họ tên, số chứng minh thư (đối với công dân Việt Nam) hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài)
– Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh cần có chữ ký của người đại diện pháp luật
7. Dịch vụ tư vấn chuyển nhượng vốn góp của công ty ACC
ACC là một trong những công ty đứng đầu cả nước về tư vấn chuyển nhượng vốn góp. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm trong việc tư vấn và hỗ trợ dịch vụ trọn gói từ khâu chuẩn bị hồ sơ đến khi trao kết quả cho Qúy khách. Đến với ACC, Khách hàng sẽ được những lợi ích:
+ Chi phí hợp lý, nhanh chóng, gọn lẹ;
+ Tư vấn đầy đủ, cụ thể về các vấn đề liên quan;
+ Tiếp thu các trường hợp của Qúy khách, phân tích vấn đề và đưa phương án xử lý tốt nhất, giúp khách hàng có những trải nghiệm về dịch vụ tốt hơn;
+ Hỗ trợ khách các thủ tục, giấy tờ liên quan khác.
8. Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài; hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định Luật đầu tư.
Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng. Địa điểm văn phòng điều hành do nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC quyết định theo yêu cầu thực hiện hợp đồng.
Đối với Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế ở Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các ngành, nghề bị cấm đầu tư ra nước ngoài là gì?
• Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Luật Đầu tư 2020 và các điều ước quốc tế có liên quan. • Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương. • Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Trên đây là nội dung giải đáp về những vấn đề liên quan đến quy định về Chuyển nhượng góp vốn đầu tư đối với Công ty Cổ phần. Hy vọng bài viết mang lại nhiều kiến thức bổ ích đến bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc pháp lý phát sinh, vui lòng liên hệ với chúng tôi ACC để được hỗ trợ tư vấn.
Nội dung bài viết:
Bình luận