Điều kiện về chuyển nhượng quyền sử dụng đất dịch vụ

I.Chủ thể sử dụng đất dịch vụ, thương mại:

– Tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình Việt Nam;

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều kiện về chuyển nhượng quyền sử dụng đất dịch vụ
Điều kiện về chuyển nhượng quyền sử dụng đất dịch vụ

II.Nguồn gốc, hình thức sử dụng đất dịch vụ, thương mại:

 

– Đất sử dụng ổn định lâu dài;

– Do Nhà nước cho thuê đất;

– Chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất công trình sự nghiệp, đất công cộng có mục đích kinh doanh, sản xuất phi nông nghiệp;

– Do chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

– Do được tặng cho, nhận thừa kế;

– Do thuê đất, thuê lại đất;

– Nhận góp vốn;

– Thuê đất gắn liền với kết cấu hạ tầng.

 

III.Thời hạn thuê đất

 

Trong trường hợp đất dịch vụ, thương mại do Nhà nước cho thuê đất, thời hạn thuê đất là 50 năm. Với các khu vực khó khăn về phát triển kinh tế, thời hạn cho thuê đất được kéo dài đến 70 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, người sử dụng có thể đề nghị Nhà nước xem xét gia hạn. Nhà nước gia hạn không quá thời hạn ban đầu.

Đất dịch vụ, thương mại có nguồn gốc do sử dụng ổn định lâu dài không có thời hạn.

IV.Thủ tục chuyển nhượng đất dịch vụ, thương mại

Người sử dụng đất dịch vụ, thương mại có quyền chuyển nhượng cho người khác theo quy định tại khoản 3, Điều 153, Luật Đất đai 2013.

Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đều có quyền chuyển nhượng đất dịch vụ, thương mại. Tuy vậy, chỉ cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế Việt Nam mới có quyền nhận chuyển nhượng đất dịch vụ, thương mại. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thể chuyển nhượng đất dịch vụ, thương mại cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài khác. Nếu người bán và người mua không thuộc hai nhóm chủ thể như trên thì có thể tham khảo các thủ tục cho thuê, cho thuê lại hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Thủ tục chuyển nhượng đất dịch vụ, thương mại giống như thủ tục chuyển nhượng các quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất thông thường. Thủ tục chuyển nhượng gồm 3 bước cơ bản:

Bước 1: Công chứng hợp đồng

Hồ sơ công chứng hợp đồng gồm:

– Phiếu công chứng hợp đồng theo mẫu.

– Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng.

– Bản sao giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng; bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu có; các giấy tờ liên quan đến thửa đất và tài sản gắn liền với đất như giấy đăng ký kết hôn, giấy tờ văn bản chứng minh thửa đất được chuyển nhượng là tài sản riêng (trong trường hợp là tài sản riêng).

Bước 2. Nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai nơi có mảnh đất

a) Hồ sơ bao gồm:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).
–  Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng, chứng thực.
– Chứng minh nhân dân/hộ khẩu hai bên bán và bên mua được công chứng, chứng thực.
– Giấy tờ chứng minh tài sản chung/riêng như Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; các giấy tờ chứng minh tài sản chung/riêng khác
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo mẫu.
– Tờ khai lệ phí trước bạ.
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
– Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
– Tờ khai đăng ký thuế.
– Sơ đồ vị trí nhà đất.

b) Một trong hai bên chuyển nhượng đều có thể nộp hồ sơ. Hai bên có thể ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện thủ tục. Hồ sơ nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai của Sở Tài nguyên môi trường.
c) Thời gian thực hiện thủ tục là 10 ngày ( theo điểm i, khoản 2, Điều 61 Nghị Định 01/2017).
Bước 3. Các loại thuế, lệ phí phải nộp.

– Thuế thu nhập cá nhân.

– Phí công chứng hợp đồng.

– Lệ phí trước bạ.

– Phí hành chính cấp sổ.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo