Chuyển nhượng quyền mua cổ phần là gì? Những điều cần biết

Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là trường hợp công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty ...

1. Chào bán cổ phần

1.1. Khái niệm:

Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó trong quá trình hoạt động để tăng vốn điều lệ
về mặt quy trình, để có thể tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán, công ty phải họp Đại hội đồng cổ đông và ra nghị quyết về vấn đề này.

1.2. Hình thức chào bán cổ phần:

Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020, chào bán cổ phần có thể thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
- Chào bán cho các cổ đông hiện hữu;
- Chào bán ra công chúng;
- Chào bán cổ phần riêng lẻ
Trong đó, luật không quy định hình thức chào bán ra công chúng mà dẫn chiếu sang luật chứng khoán. Như vậy, đối với chào bán cổ phần theo Luật doanh nghiệp năm 2020, các doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán có thể thực hiện thông qua hai hình thức là: (i) Chào bán cho các cổ đông hiện hữu và (ii) Chào bán cổ phần riêng lẻ.

2. Chào bán cho các cổ đông hiện hữu:

Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là trường hợp công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty
Khi thực hiện việc chào bán cổ phần cho các cổ đông hiện hữu của công ty, công ty phải thông báo bằng văn bản đến các cổ đông theo phương thức bảo đảm đến được địa chỉ thường trú hoặc địa chỉ liên lạc của họ trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn đăng ký mua cổ phần. Nội dung của thông báo phải bảo đảm các nội dung:
Khi thực hiện việc chào bán cổ phần cho các cổ đông hiện hữu của công ty, công ty phải thông báo bằng văn bản đến các cổ đông theo phương thức bảo đảm đến được địa chỉ thường trú hoặc địa chỉ liên lạc của họ trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn đăng ký mua cổ phần. Nội dung của thông báo phải bảo đảm các nội dung:
- Tên của cổ đông;
- Tong so cổ phần dự kiến chào bản và sổ cổ phần cổ đông được quyền mua;
- Giá chào bản cổ phần;
- Thời hạn đãng kỷ mua
Trường hợp phiếu đăng ký mua cổ phần không được gửi về công ty đúng hạn như thông báo thì cổ đông coi như đã không nhận quyền ưu tiên mua. Tuy nhiên, khi cổ đông không có nhu cầu mua cổ phần, họ vẫn có quyền chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của mình cho người khác

3. Chuyển nhượng quyền mua cổ phần

Năm 2007, Nhà nước có chủ trương thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Cán bộ, công chức trong tập đoàn sẽ được mua cổ phần ưu đãi, số cổ phần được mua được xác định dựa trên thâm niên công tác.
Theo đó, ông A có mua từ bà T một bộ hồ sơ quyền mua cổ phần theo năm công tác đứng tên ông Đ với giá 110.000.000 đồng tiền chênh lệch.
Sau đó, ông A thay mặt ông Đ nộp tiền mua 4.800 cổ phần của Ngân hàng tương ứng với số tiền là 48.480.000 đồng. Sau đó, có thông báo là Ngân hàng không được thành lập nên ông A đã được nhận lại số tiền 48.480.000 đồng. Tuy nhiên, số tiền chênh lệch 110.000.000 đồng bà T không đồng ý trà cho ông A.
Tại phiên tòa bà T khai, năm 2007, bà có mua của bà Tr hợp đồng chuyển nhượng quyền mua cổ phần cùa Ngân hàng Dầu khí mang tên Đ với giá là 100.700.000 đồng và bán lại cho ông A với giá là 110.000.000 đồng.
Tại phiên tòa bà T khai, năm 2007, bà có mua của bà Tr hợp đồng chuyển nhượng quyền mua cổ phần cùa Ngân hàng Dầu khí mang tên Đ với giá là 100.700.000 đồng và bán lại cho ông A với giá là 110.000.000 đồng.
Do đó, bà T yêu cầu bà Tr trả cho bà số tiền 100.700.000 đồng để bà trả cho ông A.
Trong khi đó, bà Tr trình bày, năm 2007, bà trực tiếp mua bộ hồ sơ quyền mua cổ phiếu ưu đãi của Ngân hàng Dầu khí từ ông Đ với giá 96.900.000 đồng. Sau đó, bà đã bán cho bà T với giá là 100.700.000 đồng. Và tiếp theo, bà T bán cho ai thì bà Tr không biết.
Ông Đ trình bày: ông công tác 19 năm trong ngành Dầu khí. Do đó, khi vợ chồng bà Tr đề xuất ông bán với giá là 5.100.000 đồng/năm công tác, với tổng số tiền là 96.900.000 đồng, hai bên đồng ý thỏa thuận mua đứt bán đoạn, mọi thủ tục vợ chồng bà Tr làm hết, ông Đ chi việc ký. Vì thế, ông không đồng ý trả lại 96.900.000 đồng cho bà Tr vì việc mua bán này hai bên đã thỏa thuận mua đứt bán đoạn, nên việc sau này cổ phiếu có được phát hành hay không thì ông cũng không phải trả lại tiền.
Nguồn: Trích và biên tập lại từ Bản án sổ 139/2012/KDTM-PT ngày 16-4-2012 về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu của Tòa phúc thẩm tại Thành phố H..
Các vấn đề đặt ra:
- Quyền ưu tiên mua cổ phần khi cổ phần hóa
- Chuyển nhượng quyền ưu tiên mua
Trên thực tế, ưanh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu không phài là ít. Chúng ta có thể thấy dạng tranh chấp này trong hàng loạt các dự án cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, thậm chí là quá trình chuyển đổi mô hình doanh nghiệp từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần.
Mặc dù thực tế người ta hay sử dụng khái niệm quyền ưu tiên mua cổ phần, tuy nhiên về bản chất quyền này hoàn toàn khác với quyền ưu tiên mua cổ phần của cổ đông tại Luật doanh nghiệp năm 2020 bởi lẽ: Quyền ưu tiên mua cổ phần là quyền dành cho cổ đông của công ty. Quyền này gắn liền với sự tồn tại của một công ty cổ phần.
Trong khi đó, quyền ưu tiên mua cổ phần của ông D bản chất là một quy định mang tính khuyến khích, ghi nhận sự đóng góp của người lao động. Mục đích của chính sách “ưu tiên” này nhằm tạo sự gắn kết giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động. Quyền ưu tiên này hình thành dựa trên quyết định mang tính đơn phương của đơn vị sử dụng lao động. Quyền này không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về doanh nghiệp.
Ngân hàng Dầu khí không được thành lập, quyền ưu tiên của ông Đ không phải là quyền ưu tiên mua cổ phần của cổ đông. Vì quyền ưu tiên này là chính sách của doanh nghiệp dành cho nhân viên và người lao động của mình, nó không phải là hình thức chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu theo pháp luật về doanh nghiệp. Do đó, người lao động của doanh nghiệp, mà cụ thể là ông Đ có thể chấp nhận mua hoặc có quyền từ chối. Đồng thời, ông không thể chuyển nhượng quyền ưu tiên mua cho người khác giống như quyền ưu tiên mua cùa cổ đông được.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (387 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo