Theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Tuy nhiên nhiều người lại chưa thực sự quan tâm về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm tài sản thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.
chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm tài sản
1. hợp đồng bảo hiểm là gì?
Theo quy định pháp luật hiện hành thì hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
- Hợp đồng bảo hiểm con người;
- Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
- Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.
2. Chuyển nhượng hợp đồng là gì?
Pháp luật Việt Nam hiện hành không quy định khái niệm về “chuyển nhượng hợp đồng”. Tuy nhiên, có thể hiểu, chuyển nhượng hợp đồng là việc cá nhân, tổ chức chuyển nhượng lại các đối tượng của hợp đồng đã ký trước đó (bao gồm cả quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng) cho một tổ chức, cá nhân khác.
3. Quy định pháp luật về chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi bổ sung 2010, 2019 (Luật KDBH) quy định: Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng. Như vậy, trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: “Bên mua bảo hiểm là người chủ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và cũng là người đóng phí bảo hiểm hợp pháp. Người này có thể là cá nhân hoặc tổ chức bất kỳ, nhưng các chủ thể này phải có đầy đủ năng lực chủ thể (năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự và có mối quan hệ nhất định đối với đối tượng được bảo hiểm).
Ngoài ra, họ còn phải có quyền lợi có thể bảo hiểm từ người được bảo hiểm”. Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật KDBH quy định những người mà bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm, theo đó, bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua cho những người sau: Bản thân bên mua bảo hiểm; Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm; Anh, chị, em ruột; Người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng; Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Bản chất của việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là việc một chủ thể khác sẽ thay thế vị trí pháp lý (kế thừa quyền và nghĩa vụ) của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng, theo đó, người nhận chuyển nhượng sẽ trở thành bên mua bảo hiểm mới để tiếp tục duy trì hợp đồng và hưởng các quyền lợi khác (nếu có) theo hợp đồng.
Luật KDBH quy định tại điểm đ khoản 1 điều 18 chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là quyền của bên mua bảo hiểm. Đồng thời, điều 26 Luật này cũng quy định về điều kiện chuyển nhượng và hiệu lực pháp lý của việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm như sau: “1. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. 2. Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế.”
4. Những nội dung chính trong hoạt động chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm
Quy định về việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm gồm các nội dung quan trọng sau đây:
Thứ nhất, chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là quyền của bên mua bảo hiểm.
Thứ hai, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm khi muốn chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Thứ ba, hợp đồng bảo hiểm có được chuyển nhượng hay không phụ thuộc vào quyết định của công ty bảo hiểm.
Tuy nhiên, các quy định này áp dụng chung cho tất cả các loại hợp đồng bảo hiểm mà lại chưa có quy định riêng cho hợp đồng BHNT - là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết[7]. Vì vậy, pháp luật cần có những quy định riêng để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hợp đồng BHNT.
Một là, về mặt lý luận, việc thay đổi bên mua bảo hiểm luôn phải đảm bảo nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của hợp đồng bảo hiểm. Nói cách khác, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm cũng phải thỏa mãn đầy đủ điều kiện của bên mua bảo hiểm. Tuy nhiên, pháp luật lại chưa đề cập đến điều kiện của bên nhận chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng có thể không có quyền lợi có thể được bảo hiểm[8], nhưng họ là người thân của người được bảo hiểm (cô, dì, chú bác, ông, bà...), có điều kiện kinh tế để tiếp tục thực hiện hợp đồng BHNT và người thụ hưởng là do người được bảo hiểm lựa chọn thì vẫn đảm bảo được ý nghĩa của BHNT.
Hai là, trong hợp đồng bảo hiểm con người, đối với trường hợp bên mua giao kết hợp đồng BHNT cho người khác thì việc chuyển nhượng chỉ đề cập đến quyền của bên mua bảo hiểm là chưa đầy đủ, vì đối tượng được bảo hiểm là sức khỏe và tính mạng của một người khác. Vậy, khi chuyển nhượng hợp đồng nói trên, có cần sự đồng ý của người được bảo hiểm để hạn chế hành vi trục lợi bảo hiểm hay không?
Ba là, quy định này nhằm bảo vệ người mua bảo hiểm trước khả năng không thể tiếp tục đóng phí bảo hiểm, tránh mất phần phí đã đóng, hoặc dẫn tới mất hiệu lực hợp đồng, do vậy việc trao quyền cho công ty bảo hiểm cũng chưa hợp lý. Quy định này có thể dẫn tới trường hợp, DNBH không đồng ý việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm dù người nhận chuyển nhượng đáp ứng đủ những điều kiện. Lúc này, người mua một mặt không đủ khả năng tiếp tục đóng phí, mặt khác không thể chuyển nhượng cho một người khác, gây ảnh hưởng đến lợi ích của các bên. Nếu sau cùng, bên mua bảo hiểm lựa chọn hủy bỏ hợp đồng, họ chỉ được nhận giá trị hoàn lại sau khi đã trừ đi các chi phí (thường thấp hơn phí đã đóng, trong 02 năm đầu giá trị này bằng 0). Như vậy, kết quả này sẽ làm mất đi ý nghĩa của BHNT là tích lũy, tiết kiệm đầu tư cho tương lai.
Như vậy, quy định chung về việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là chưa phù hợp với loại hợp đồng BHNT khi chỉ dừng lại ở việc ghi nhận quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba của bên mua bảo hiểm với điều kiện được sự chấp thuận bằng văn bản của DNBH. Trong khi đó, một loạt các vấn đề quan trọng khác chưa được đề cập đến, chẳng hạn: điều kiện chuyển nhượng, thủ tục chuyển nhượng, quyền hạn và trách nhiệm của các bên trong quan hệ chuyển nhượng, hậu quả pháp lý của việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm.
Trên đây là một số thông tin về chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm tài sản. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận