messenger whatsapp viber zalo phone mail

Chuyển nhượng cổ phần theo luật doanh nghiệp 2020

Hoạt động chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần đang diễn ra thường nhật và ngày càng phát triển. Để đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của các bên tham gia chuyển nhượng cổ phần; thì cần biết quy định của pháp luật. Sau đây sẽ là thông tin về Chuyển nhượng cổ phần theo luật doanh nghiệp 2020.

1. Khái quát chung về chuyển nhượng cổ phần

Chuyển nhượng là việc chủ sở hữu giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho người nhận chuyển nhượng và nhận được từ người nhận chuyển nhượng một giá trị vật chất tương đương với tài sản đó.

Mang bản chất chuyển nhượng, nên có thể hiểu, việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần là việc chuyển giao quyền sở hữu cổ phần của một thành viên của công ty cổ phần cho một người khác (có thể là thành viên hoặc không phải thành viên của công ty). Xét dưới góc độ pháp lý, đây là một loại giao dịch dân sự; được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật chuyên ngành và các quy định chung khác.

2. Quy định của pháp luật về chuyển nhượng cổ phần

Chuyển nhượng cổ phần phổ thông

Cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần phổ thông (cổ phần mua khi góp vốn thành lập doanh nghiệp) 

Căn cứ khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

3. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.

Theo như quy định trên, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; cổ phần của cổ đông sáng lập sẽ phải chịu một số hạn chế; trong đó có hạn chế về chuyển nhượng.

Cổ đông sáng lập chỉ có thể tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác cùng công ty. Trong trường hợp chuyển nhượng cho một người khác (không phải là cổ đông sáng lập); thì việc chuyển nhượng sẽ bị hạn chế. Họ chỉ được chuyển nhượng khi được chấp thuận bởi Đại hội đồng cổ đông.

Số cổ phần phổ thông bị hạn chế chuyển nhượng này là: số cổ phần phổ thông mà cổ đông mua khi góp vốn thành lập doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp; và cổ phần mà cổ đông sáng lập đã chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.

Chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng

Mỗi công ty cổ phần sẽ có các quy định điều lệ khác nhau. Việc xác lập, hủy bỏ, thay đổi điều lệ của công ty phải theo quy định của pháp luật. Những nội dung được quy định trong điều lệ công ty sẽ tạo ra cơ chế vận hành, quản lý công ty. Các thành viên của công ty theo đó phải chấp hành nghiêm chỉnh điều lệ.

Tại khoản 1 Điều 127 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định :

Điều 127. Chuyển nhượng cổ phần

1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

Như vậy, trong trường hợp điều lệ công ty có quy định về hạn chế chuyển nhượng; thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng. Quy định này làm tăng quyền quyết định của thành viên trong công ty cũng như đề cao vai trò của Điều lệ công ty (tính thỏa thuận của các chủ thể tham gia); khi cho phép Điều lệ công ty có quy định về hạn chế chuyển nhượng.

Điều lệ của mỗi công ty cổ phần có thể có hoặc không có quy định về hạn chế chuyển nhượng.

Chuyển nhượng cổ phần phổ thông không thuộc hai trường hợp trường hợp trên 

Căn cứ điểm d khoản 1 điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định :

Điều 115. Quyền của cổ đông phổ thông

1. Cổ đông phổ thông có quyền sau đây:

d) Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan

Theo đó, cổ đông chỉ bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong hai trường hợp: cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng; cho một người khác không phải là cổ đông sáng lập trong thời hạn 03 năm; kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Và điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng.

Ngoài hai trường hợp trên, cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác theo ý chí của họ.

Quyền tự do chuyển nhượng này có ý nghĩa quan trọng đối với cổ đông trong công ty; và các nhà đầu tư. Bởi mục đích chính của việc góp vốn đầu tư vào công ty là: mục đích kiếm lợi nhuận do được hưởng cổ tức hàng năm; hoặc chênh lệch giá từ chuyển nhượng cổ phần. Việc tự do chuyển nhượng cổ phần cũng tạo ra cơ hội tái cấu trúc lại công ty; đối với những công ty làm ăn kém hiệu quả khi có các nhà đầu tư mong muốn mua lại phần lớn cổ phần để thiết lập lại bộ máy quản lý cũng như chiến lược hoạt động của công ty.

Chuyển nhượng khi cổ đông là cá nhân chết, tặng cho, sử dụng cổ phần để trả nợ

Căn cứ khoản 3,4,5 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định :

Điều 127. Chuyển nhượng cổ phần

3. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó trở thành cổ đông của công ty.

4. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần của cổ đông đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.

5. Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho cá nhân, tổ chức khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Cá nhân, tổ chức được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ trở thành cổ đông của công ty.

Như vậy, khi cổ đông là cá nhân cá nhân chết; có người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, thì những người thừa kế sẽ sở hữu cổ phần của cổ đông đó. Nếu cổ đông là cá nhân chết; nhưng không có người thừa kế; người thừa kế từ chối nhận thừa kế; hoặc bị truất quyền thừa kế; thì số cổ phần của cổ đông đó sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật dân sự.

Nếu cổ đông đó tặng cho cổ phần hoặc dùng cổ phần để trả nợ; thì người được tặng cho hoặc được nhận cổ phần để trả nợ sẽ sở hữu số cổ phần mà cổ đông tặng cho hoặc dùng để trả nợ. Người được tặng cho hoặc nhận cổ phần để trả nợ sẽ trở thành cổ đông của công ty khi ghi đầy đủ thông tin tại sổ đăng kí cổ đông.

Chuyển nhượng cổ phần ưu đãi

Chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết 

Tại khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau:

Điều 116. Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết

3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.

Như vậy, việc chuyển nhượng loại cổ phần ưu đãi biểu quyết bị hạn chế. Cổ đông chỉ được phép chuyển nhượng cho người khác khi có bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; hoặc thừa kế.

Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: sau thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập sẽ chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

Mà cổ phần phổ thông được tự do chuyển nhượng. Do đó, sau thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; cổ đông sẽ được tự do chuyển nhượng số cổ phần này.

Chuyển nhượng cổ phần ưu đãi cổ tức 

Theo điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều 117 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

Điều 117.Cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức

… 2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có các quyền sau đây:

… c) Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 148 của Luật này.

Như vậy, quyền tự do chuyển nhượng của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức; giống như quyền chuyển nhượng của cổ phần phổ thông.

Tức là cổ phần ưu đãi cổ tức được chuyển nhượng tự do như cổ phần. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác; về việc hạn chế chuyển nhượng; và trường hợp cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng; cho một người khác không phải là cổ đông sáng lập trong thời hạn 03 năm; kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Chuyển nhượng cổ phần ưu đãi hoàn lại 

Theo khoản 2 Điều 118 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

Điều 118. Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại

2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 114 và khoản 6 Điều 148 của Luật này.

Theo quy định trên, quyền chuyển nhượng cổ phần ưu đãi hoàn lại; của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại; giống như chuyển nhượng cổ phần phổ thông.

Tức là cổ phần ưu đãi cổ tức được chuyển nhượng tự do. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác; về việc hạn chế chuyển nhượng. Và trường hợp, cổ phần cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng; cho một người khác không phải là cổ đông sáng lập trong thời hạn 03 năm; kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Nguyên tắc chuyển nhượng cổ phần

Theo điểm d khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020.

Và tại khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.

Đánh giá post
✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin
NHẬN BÁO GIÁ

Liên Hệ Với Chúng Tôi

Vui lòng để lại thông tin, ACC sẽ gọi lại ngay
Tu Van Vien 2






    Bài viết liên quan:

    Dịch vụ làm giấy phép an toàn thực phẩm vsattp trọn gói 2023

    ACC – dịch vụ pháp lý doanh nghiệp chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm. Dịch vụ làm thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho những cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm là dịch vụ mà ACC rất chuyên nghiệp và xử lý rất nhiều hồ sơ, loại hình…

    Lượt xem: 2.096

    Văn phòng ảo là gì? Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo Chuyên nghiệp, Trọn gói [Mới 2023]

    Mô hình dịch vụ cho thuê văn phòng ảo phát triển mạnh mẽ trong mảng cho thuê văn phòng. Hiện nay, văn phòng ảo được các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp startups, cũng như các chi nhánh, văn phòng đại diện khá ưa chuộng. Đây được xem là vị cứu tinh của họ trong vấn…

    Lượt xem: 2.085

    Dịch vụ ly hôn nhanh trọn gói giải quyết ngay chỉ từ 1 ngày

    Bạn đang tìm kiếm Dịch vụ ly hôn thuận tình nhanh? Dịch vụ ly hôn đơn phương nhanh? Bạn đang thắc mắc về vấn đề ly hôn và gặp khó khăn trong việc làm thủ tục ly hôn? Bạn có thể chọn Dịch vụ ly hôn của Công ty Luật ACC. Với nhiều năm kinh…

    Lượt xem: 2.223

    Dịch vụ kế toán thuế trọn gói, chuyên nghiệp toàn quốc 2023

    Dịch vụ kế toán trọn gói là một dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, thuế, doanh nghiệp. Kế toán đối với hoạt động doanh nghiệp thì nó chiếm vai trò quan trọng. Về mặt pháp lý là công việc bắt buộc về thủ…

    Lượt xem: 2.129

    Dịch vụ kiểm toán trọn gói, chuyên nghiệp (Cập nhật 2023)

    Vai trò của kiểm toán ngày càng phổ biến do quá trình toàn cầu hóa được đẩy mạnh, nhất là thị trường chứng khoán. Sự phát triển của lực lượng các nhà đầu tư quốc tế đã làm tăng nhu cầu đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, tình trạng…

    Lượt xem: 2.419

    Phản hồi (0)

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *