Thuế chuyển nhượng cổ phần doanh nghiệp là bao nhiêu? (2024)

Thuế chuyển nhượng cổ phần là một trong những vấn đề đang được quan tâm đối với các cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu chuyển nhượng cổ phần của mình cho chủ thể khác. Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là ai có quyền chuyển nhượng cổ phần, khi chuyển nhượng thì có phải thực hiện nghĩa vụ về thuế hay không? Làm thế nào để tính được phần thuế mà chủ thể chuyển nhượng phải nộp?

1. Chuyển nhượng cổ phần có phải nộp thuế không?

Như cách hiểu về thuế thu nhập cá nhân đã nêu ở trên, thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính dựa trên mức thu nhập của người đó. Cụ thể, các khoản thu nhập như sau sẽ được quy định là thu nhập chịu thuế:

– Thu nhập từ việc kinh doanh:

+ Nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa.

+ Thu nhập từ hoạt động hành nghề có chứng chỉ, giấy phép theo quy định của cá nhân.

Nguồn thu nhập này không bao gồm thu nhập của các cá nhân kinh doanh có thu nhập dưới 100 triệu Việt Nam đồng/ năm trở xuống.

– Thu nhập từ tiền lương, tiền công.

+ Tiền lương, tiền công, các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công của cá nhân.

+ Thu nhập từ các khoản phụ cấp, trợ cấp trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định ưu đãi với người có công, các khoản trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và trừ một số khoản khác theo quy định tại Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012.

– Thu nhập từ vốn đầu tư: lãi cho vay, lợi tức và các nguồn khác trừ lãi từ trái phiếu Chính phủ.

 Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán và một số hình thức khác.

– Nguồn thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản.

– Thu nhập từ các hình thức trúng thưởng.

– Thu nhập từ chuyển giao, chuyển nhượng bản quyền.

– Thu nhập từ việc thừa kế, nhận quà tặng là chứng khoán, cổ phần, bất động sản và một số loại tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu.

Bên cạnh các khoản thu nhập chịu thuế, pháp luật còn quy định về các khoản giảm trừ tại Điều 19, 20 Luật thuế thu nhập cá nhân và một số khoản được miễn thuế như:

– Thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản giữa người thân với nhau.

– Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sở hữu đất trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà, đất duy nhất.

– Cá nhân được nhà nước giao đất có thu nhập từ quyền sử dụng đất đó.

– Thu nhập từ bất động sản là quà tặng, thừa kế của người thân.

– Thu nhập của cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp chưa qua chế biến hoặc chỉ sơ chế.

– Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của cá nhân, hộ gia đình được nhà nước giao đất.

– Lãi từ tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, từ hợp đồng bảo hiểm và nguồn thu nhập kiều hối.

– Thu nhập từ tiền lương làm ban đêm, làm thêm cao hơn so với thời gian làm việc ngày, giờ theo quy định.

– Thu nhập từ lương hưu do quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ hưu trí bảo hiểm xã hội tự nguyện chi trả.

– Thu nhập từ một số hình thức học bổng.

– Thu nhập từ một số khoản bồi thường theo quy định của pháp luật.

– Thu nhập từ quỹ từ thiện.

– Thu nhập từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài nhằm mục đích từ thiện.

– Cá nhân là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu nước ngoài, hãng tàu vận tải quốc tế của Việt Nam có thu nhập.

– Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, có quyền sử dụng tàu, cá nhân làm việc trên tàu hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ, khai khác, đánh bắt xa bờ.

Như vậy, với những quy định về thu nhập chịu thuế, thu nhập miễn thuế đã nêu ở trên thì thu nhập từ việc chuyển nhượng cổ phần thuộc phần thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

2. Đối tượng nào phải nộp thuế chuyển nhượng cổ phần?

Tại điều 110, chương V Luật doanh nghiệp, trong đó công ty cổ phần, cổ đông có quyền tự do nếu muốn chuyển nhượng cổ phần của chính họ trừ hạn chế theo khoăn 3 điều 119 và khoản 1 Điều 126 (với trường hợp cổ đông sáng lập hoặc trường hợp điều lệ công ty có quy định hạn chế).

Như vậy, cổ đông trong công ty cổ phần đều có quyền chuyển nhượng cổ phần theo quy định pháp luật và điều lệ công ty. Đồng thời khi chuyển nhượng cổ phần các cổ đông này đều thuộc trường hợp phải nộp thuế bởi:

Căn cứ điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung điểm b, khoản 4, điều 2, tại thông tư 111/2013/TT-BTC thì có quy định cụ thể như sau: Các thu nhập phát sinh từ chuyển nhượng chứng khoán bao gồm cả trường hợp thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu đều phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Mà trong đó, cổ phiếu là một loại chứng chỉ của công ty cổ phần thực hiện phát hành, dữ liệu điện tử hoặc bút toán ghi nhận trên sổ để xác nhận về quyền sở hữu của một hay một số cổ phần thuộc công ty nào đó. Theo đó cổ phiếu là hình thức thể hiện của cổ phần do cổ đông là người nắm giữ.

Do vậy, với khoản thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần – chuyển nhượng cổ phiếu, các đối tượng vẫn phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

3. Thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần là bao nhiêu?

Thuế thu nhập cá nhân là khoản thuế được tính trực tiếp từ thu nhập trực tiếp của cá nhân.

Về công thức chung, thuế thu nhập cá nhân được tính theo công thức:

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế x thuế suất (%)

Đối với trường hợp tính thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần, theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 111/2013/TT-BTC, thì thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này sẽ được tính theo công thức:

TNCN = Thu nhập tính thuế x 20%

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (289 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo