Chuyển Giao Quyền Yêu Cầu Có Biện Pháp Bảo Đảm [2024]

Trong đời sống thường ngày thì việc các bên thực hiện việc giao kết các hợp đồng dân sự để nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu cá nhân của mình. Khi các bên thực hiện việc giao kết hợp đồng thì đính kèm với đó là những quyền và nghĩa vụ mà các bên cần phải thực hiện. Nhưng không phải ai sau khi giao kết hợp đồng cũng tự mình thực hiện đầy đủ những quyền và nghĩa vụ đối với hợp đồng giao kết đó, cho nên pháp luật dân sự đã quy định về việc chuyển giao quyền yêu cầu trong nghĩa vụ dân sự để giải quyết vấn đề thực hiện quyền trong hợp đồng giao kết, việc pháp luật quy định này rất được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến nội dung chuyển giao quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Chuyển Giao Quyền Yêu Cầu Có Biện Pháp Bảo Đảm [2023]

Chuyển Giao Quyền Yêu Cầu Có Biện Pháp Bảo Đảm [2023]

1.Khái niệm về chuyển giao quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm

Trong quan hệ nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ là bên phải chủ động thực hiện nghĩa vụ với bên có quyền, tuy nhiên, để đảm bảo bên có nghĩa vụ chủ động thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ, pháp luật đã trao cho bên có quyền quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ. Quyền yêu cầu là sự đôn đốc, nhắc nhở thực hiện nghĩa vụ, tránh việc chây ỳ, trốn tránh nghĩa vụ. Chuyển giao quyền yêu cầu là sự thỏa thuận của các bên mà theo đó bên có quyền yêu cầu sẽ chuyển giao quyền yêu cầu cho người thứ ba. Thực chất chuyển giao quyền yêu cầu là một hợp đồng, bởi sự chuyển giao dựa trên thỏa thuận và thống nhất ý chí của bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao. Khác với thực hiện quyền yêu cầu thông qua người thứ ba (ủy quyền), khi quyền yêu cầu được chuyển giao, quan hệ giữa bên chuyển giao và bên có nghĩa vụ sẽ chấm dứt làm phát sinh quan hệ mới là quan hệ giữa bên nhận chuyển giao và bên có nghĩa vụ.
Biện pháp bảo đảm được hiểu là biện pháp do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà theo đó bên bảo đảm dùng tài sản hoặc uy tín của mình để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ trước bên có quyền. Điều 292 BLDS năm 2015 quy định các biện pháp bảo đảm là: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ tài sản.

2.Nghĩa vụ chuyển giao

Khi thỏa thuận xác lập biện pháp bảo đảm, các bên có thể xác lập một hợp đồng riêng tồn tại song song với hợp đồng chính, hoặc thiết lập thành các điều khoản ghi nhận trong hợp đồng chính. Khoản 4 Điều 402 BLDS năm 2015 quy định: “Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính”. Có thể thấy, hợp đồng bảo đảm đảm tồn tại đồng thời với hợp đồng nghĩa vụ, do đó, khi đã chuyển giao quyền yêu cầu thì phải chuyển giao cả biện pháp bảo đảm đi kèm. Điều 366 BLDS năm 2015 quy định bên chuyển giao khi chuyển giao quyền yêu cầu thì phải chuyển giao những giấy tờ liên quan, đó có thể là hợp đồng chính, hợp đồng phụ, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản bảo đảm, chứng minh thư,…Chuyển giao quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm kèm theo như: Chuyển giao quyền đòi nợ trong hợp đồng cho vay có đảm bảo bằng biện pháp thế chấp, chuyển giao quyền yêu cầu trả tiền trong hợp đồng mua bán hàng hóa có đảm bảo bằng biện pháp đặt cọc,…
Theo quy định, thì khi quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đương nhiên được chuyển giao mà không cần có sự thỏa thuận của các bên. Quy định này xuất phát từ bản chất của áp dụng biện pháp bảo đảm là bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên mang nghĩa vụ. Có biện pháp bảo đảm thì bên có nghĩa vụ sẽ chủ động hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ đáp ứng quyền và lợi ích của bên có quyền. Bên cạnh đó, khi quyền yêu cầu được chuyển giao không ảnh hưởng đến người có nghĩa vụ, người thực hiện nghĩa vụ không thay đổi, và họ vẫn phải thực hiện đúng nghĩa vụ đó. Chính vì vậy, pháp luật quy định như vậy để đảm bảo sự thuận lợi trong thực hiện nghĩa vụ cũng như đảm bảo được quyền lợi cho bên được chuyển giao quyền yêu cầu mà không làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên phải thực hiện nghĩa vụ.

3. Quy định về chuyển giao quyền yêu cầu trong nghĩa vụ dân sự

Trên cơ sở quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 thì một thuật ngữ hầu như trong Điều luật nào cũng được nhắc đến và là một trong những thuật ngữ được sử dụng xuyên suốt trong Bộ luật này đó là thuật ngữ nghĩa vụ dân sự. Trong quy định của pháp luật dân sự thì trong các giao kết hợp đồng dân sự các bên chủ thể có quyền và nghĩa vụ “đối trọng” nhau, quyền của bên chủ thể này sẽ là nghĩa vụ của bên chủ thể kia và ngược lại, nghĩa vụ phải được tuân thủ và chỉ đặt ra khi đáp ứng cho quyền lợi của bên chủ thể còn lại trong giao dịch.

Quyền yêu cầu trong quan hệ dân sự là quyền của bên có quyền, theo đó, bên có quyền có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ với mình. Để tạo điều kiện thuận lợi, linh hoạt cho các bên tham gia giao dịch, pháp luật đã cho phép bên có quyền được chuyển giao quyền yêu cầu cho người khác. Cụ thể, Điều 365 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về chuyển giao quyền yêu cầu như sau:

Điều 365. Chuyển giao quyền yêu cầu

1. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ trường hợp sau đây:

a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu”.

Chuyển giao quyền yêu cầu sẽ đem lại hậu quả pháp lý nhất định đối với bên thế quyền, bên chuyển giao và bên có nghĩa vụ. Do đó, theo quy định của pháp luật, việc chuyển giao quyền yêu cầu phải tuân thủ theo các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, quyền yêu cầu phải là quyền yêu cầu có hiệu lực về mặt pháp lý và không thuộc trường hợp pháp luật không cho phép chuyển giao quyền yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 365 Bộ luật dân sự 2015.

Thứ hai, khi thực hiện chuyển giao quyền yêu cầu, bên có quyền phải thông báo cho bên có nghĩa vụ biết. Mặc dù về nguyên tắc là không cần sự đồng ý của bên có nghĩa vụ (trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác), tuy nhiên bên có quyền phải thông báo cho bên có nghĩa vụ bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu.

Thứ ba, trong trường hợp chuyển giao quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm thì biện pháp bảo đảm cũng được chuyển giao.

Thứ tư, người chuyển giao quyền yêu cầu phải cung cấp thông tin cần thiết, chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền, nếu không thực hiện mà xảy ra thiệt hại thì người chuyển giao quyền yêu cầu phải bồi thường thiệt hại.

Việc chuyển giao quyền yêu cầu sẽ làm chấm dứt mối quan hệ giữa người có quyền với người có nghĩa vụ, theo đó quan hệ nghĩa vụ sẽ được xác lập giữa người thế quyền với người có nghĩa vụ. Người yêu cầu không chịu trách nhiệm về khả năng thực nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên đặc biệt là bên yếu thế trong quan hệ dân sự, trong một số trường hợp điều luật quy định về việc không được phép chuyển giao quyền yêu cầu. Đó là quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín. Đây là quyền tài sản gắn liền với nhân thân của người có quyền. Cụ thể, quyền yêu cầu cấp dưỡng được pháp luật trao cho những người ở trong những điều kiện đặc biệt và thường có mối quan hệ thân thích với người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín… bao gồm cả thiệt hại về vật chất cùng thiệt hại về tinh thần cho cả người bị thiệt hại và thân nhân của người bị thiệt hại. Nêu những quyền này được chuyển giao thì nó không còn ý nghĩa đối với người có quyền nữa. Vì vậy, trong trường hợp này pháp luật không cho phép chuyển giao quyền yêu cầu.

bên cạnh đó, theo như quy định tại khoản 2 Điều 365 Bộ luật dân sự 2015, việc chuyển giao quyền yêu cầu không ảnh hưởng đến lợi ích của bên có nghĩa vụ bởi lẽ khi thực hiện nghĩa vụ với bất kì ai nhận chuyển giao quyền thì người này vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đó. Chính vì vậy, pháp luật cho phép việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.

“2. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.

Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này”.

Từ quy định trên có thể thấy việc Bộ luật dân sự năm 2015 ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc thực hiện quyền dân sự của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả. Không những thế mà Bộ luật này còn có quy định về thủ tục trong khi chuyển giao quyền yêu cầu trong nghĩa vụ dân sự thì pháp luật này có quy định người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Ngoài ra, đối với các trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ do việc không thông báo gây ra thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này. Tuy nhiên, kể cả trường hợp các bên đã thông báo nhưng do việc chuyển quyền mà phát sinh chi phí tăng lên đối với bên có nghĩa vụ thì cũng phát sinh nghĩa vụ thanh toán của bên chuyển quyền đối với bên có nghĩa vụ.

Trên đây là nội dung phân tích về chuyển giao quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm. Nếu bạn đọc có vướng mắc liên quan, vui lòng liên hệ với ACC để được hỗ trợ tư vấn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo