Chuỗi cung ứng quốc tế là gì

Chuỗi cung ứng toàn cầu là gì? Chuỗi cung ảnh hưởng tới Việt Nam ra sao

Chuỗi cung ứng toàn cầu là gì?

Trước khi đề cập đến khái niệm chuỗi cung ứng toàn cầu, chúng ta hãy cùng xem qua khái niệm về chuỗi cung ứng.

Theo những gì Uptalent tìm hiểu được thì có nhiều cách định nghĩa khác nhau về chuỗi cung ứng. Tuy nhiên có thể hiểu đơn giản như sau: “Chuỗi cung ứng là một hệ thống các hoạt động cung cấp, sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà cung cấp đầu tiên đến người tiêu dùng cuối cùng”. Hoặc bạn cũng có thể hiểu là: “Chuỗi cung ứng một mặt hàng là quá trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm đó được đưa tới tay người tiêu dùng cuối cùng”.

Từ đó, ta có thể định nghĩa chuỗi cung ứng toàn cầu như sau: “Chuỗi cung ứng toàn cầu bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc cung cấp, sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà cung cấp đầu tiên đến người tiêu dùng cuối cùng trên phạm vi toàn cầu”.

Chuỗi cung ứng toàn cầu là gì?

Bạn cũng có thể hiểu rằng, chuỗi cung ứng toàn cầu là một mạng lưới có phạm vi trên toàn thế giới. Trong mạng lưới đó một doanh nghiệp sẽ mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài để thực hiện việc cung cấp, sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.

Một chuỗi cung ứng hoàn hảo đòi hỏi phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp tham gia. Đồng thời họ cũng phải quản lý tốt dòng thông tin, sản phẩm và các vấn đề tài chính để tránh tổn thất và đạt mức lợi nhuận tối đa trong toàn chuỗi.

Thực trạng của chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay - trong bối cảnh Covid

Sự bùng phát mạnh mẽ của dịch Covid-19 đã tạo nên những thay đổi lớn của chuỗi cung ứng toàn cầu. Những thách thức chưa từng xảy ra đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng cả về cung và cầu. Điều này đã khiến mọi quốc gia, kể cả Việt Nam chịu thiệt hại nặng nề về kinh tế.

Các lệnh giãn cách, phong tỏa và cách ly xã hội đã khiến các công ty đa quốc gia phải đối mặt với sự khan hiếm nguồn cung vật liệu và sự sụt giảm nghiêm trọng nhu cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, người dân và cả các cơ quan chính phủ đều gặp khó khăn trong việc mua sắm các hàng hóa và các sản phẩm cơ bản.

Dữ liệu thống kê cho thấy thương mại hiện đang trong trạng thái đi ngang tại các khu vực bị giãn cách, phong tỏa. Những ảnh hưởng do sự co lại của thương mại toàn cầu đã dần xuất hiện. Trước hết đó là thời gian xử lý một đơn hàng dài hơn. Kế tiếp là thiếu các đơn hàng mới qua chuỗi cung ứng. Hiện tại, các doanh nghiệp đang nhận được tiền từ các đơn hàng khóa sổ trước đó, nhưng số lượng các đơn hàng này đang cạn dần. Dự báo sắp tới các nhà cung cấp trên toàn cầu sẽ còn gặp khó khăn hơn nữa.

Từ những thách thức và khó khăn do dịch Covid-19 mà các doanh nghiệp nhận thức rõ sự “mong manh” của chuỗi cung ứng toàn cầu. Mà điển hình là sự phụ thuộc quá lớn vào các nhà máy sản xuất tại Trung Quốc trong các lĩnh vực quan trọng.

Thực trạng của chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay

Trong giai đoạn dịch lây lan mạnh tại Trung Quốc khiến nhiều nhà máy phải đóng cửa, các nhà sản xuất đã phải “vật lộn” hết sức gian nan để tìm được nguồn cung thay thế. Chính vì vậy, để giảm thiểu rủi ro, trong thời gian tới các doanh nghiệp toàn cầu sẽ hướng đến đa dạng hóa nguồn cung, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc như trước. Sự chuyển dịch này sẽ mang lại cơ hội lớn cho những trung tâm sản xuất như Việt Nam, Ấn Độ và Mexico.

Cùng với đó sẽ có sự phân cấp về năng lực sản xuất khi mà một số quốc gia đã bắt đầu chuyển dịch các mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của họ về nước. Xu hướng này đồng thời phát triển với xu hướng tự động hóa và sản xuất hàng loạt. Song song đó là củng cố chuỗi cung ứng qua việc đẩy nhanh tốc độ số hóa.

Đại dịch cũng cho thấy rõ lợi ích của việc dịch chuyển các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp đa quốc gia về gần nhau hơn. Các chuỗi cung ứng được đưa tới gần thị trường bán lẻ. Khoảng cách giữa nhà cung cấp và khách hàng được thu hẹp. Tất cả những điều này nhằm hướng đến việc xây dựng mạng lưới sản xuất linh hoạt và bền vững hơn.

Một yếu tố cơ bản khác trong việc xây dựng chuỗi cung ứng vững chắc trong tương lai là số hóa mối quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp. Bằng cách vận dụng hiệu quả công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) và loT (internet vạn vật), chuỗi cung ứng có thể nhanh chóng xoay trục qua các nhà cung cấp thay thế khi xảy ra gián đoạn. Xây dựng chuỗi cung ứng thông minh và tiết kiệm thời gian là chìa khóa quan trọng giúp thương mại toàn cầu vượt qua những “sóng gió” trong tương lai.

Vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Mặc dù đại dịch hiện đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Nhưng không vì lý do đó mà vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung toàn cầu bị suy giảm.

Hiện tại Việt Nam là một trong những trung tâm sản xuất quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt là trong các lĩnh vực dệt may, chip điện tử và ôtô.

Không những vậy, vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng và và sản xuất của Mỹ cũng ngày càng quan trọng hơn. Bằng chứng là rất nhiều công ty nổi tiếng của Mỹ đã và đang tăng cường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam như Apple, Intel, Ford, General Electric, Pepsi, Coca-Cola, Nike, Microsoft, Citi Group, P&G,…

Ông Steve Lamar - Chủ tịch, kiêm Tổng Giám đốc AAFA (Hiệp hội May mặc và Giày dép Mỹ ) cho biết “Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp chính các nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất giày dép của Mỹ. Đồng thời cũng là nhà cung cấp hàng dệt may, giày dép lớn thứ hai cho thị trường Mỹ, chiếm 20% tổng lượng hàng xuất khẩu”.

Việc AAFA đề nghị Tổng thống Mỹ cấp vaccine cho Việt Nam đã cho thấy Mỹ đánh giá rất cao vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng.

Tìm việc làm chuổi cung ứng

Bên cạnh đó, xu hướng đa dạng hóa nguồn sản xuất và dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc đã khiến Việt Nam trở thành địa điểm thay thế tiềm năng. Rất nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ như Google, Microsoft, Apple đang có xu hướng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam. Từ đó có thể thấy Việt Nam đang dần trở thành điểm thay thế quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong một báo cáo vào ngày 7/9 của Australia & New Zealand Banking Group – một tập đoàn tài chính toàn cầu, đã nhận định: “đại dịch không làm thay đổi sức hấp dẫn của Việt Nam trong tư cách là một trung tâm sản xuất, mà còn có nhiều không gian linh hoạt để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế”.

Rõ ràng, Việt Nam đang ngày càng quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có thị trường Mỹ. Mặc dù nhiều doanh nghiệp nước ngoài gần đây đã lên tiếng về những khó khăn do dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên họ vẫn dành sự tin tưởng vào sự phát triển của Việt Nam và vẫn tiếp lựa chọn Việt Nam là thị trường đầu tư lâu dài.

Cơ hội việc làm của Việt Nam trong ngành chuỗi cung ứng

Nếu như 10 năm trước các cụm từ như “chuỗi cung ứng” hay “supply chain” rất ít được sử dụng, thì hiện nay với xu hướng toàn cầu hóa và khi Việt Nam gia nhập WTO đã đưa Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Môi trường kinh doanh thông thoáng và chi phí lao động cạnh tranh đã khiến ngành supply chain tại Việt Nam trở thành lĩnh vực hoạt động sôi nổi bậc nhất. Rất nhiều doanh nghiệp lớn và tập đoàn đa quốc gia có bộ phận chuyên quản lý chuỗi cung ứng. Số lượng doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực supply chain cũng gia tăng nhanh chóng. Thống kê cho thấy có ít nhất 300.000 doanh nghiệp và hơn 1,5 triệu lao động hiện đang hoạt động trong ngành supply chain.

Cùng với đó, trước làn sóng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc của các doanh nghiệp toàn cầu đã mở ra cơ hội việc làm lớn hơn cho Việt Nam trong ngành chuỗi cung ứng.

Cơ hội việc làm của Việt Nam trong ngành chuỗi cung ứng

Những động thái gần đây của First Solar khi đầu tư 1 tỷ USD để xây dựng nhà máy tại TP.HCM; hay Intel với khoản đầu tư 1 tỷ USD vào đầu năm và kế hoạch đầu tư đang được xây dựng với quy mô hàng tỷ USD, đã cho thấy sự chuyển dịch mạnh mẽ sản xuất của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cơ hội việc làm lớn, thu nhập tốt nhưng nhược điểm của thị trường lao động Việt Nam là chất lượng nguồn nhân lực ngành supply chain rất thấp. Rất ít nhân sự có khả năng đảm nhận công việc ngay lập tức mà không cần doanh nghiệp đào tạo lại.

Chính vì vậy, nếu bạn đang muốn trở thành một nhân sự chuyên nghiệp trong ngành supply chain thì hãy nỗ lực chuẩn bị hành trang thật vững chắc. Đồng thời hãy ngay lập tức tham gia vào lĩnh vực chuỗi cung ứng để vươn tới thành công sớm nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo