Bộ chứng từ và vận đơn vận tải đa phương thức cập nhật 2024

Khi sử dụng dịch vụ của công ty vận tải đa phương thức, khi kinh doanh vận tải đa phương thức, các tổ chức, cá nhân cần quan tâm đến những giấy tờ quan trọng không thể thiếu – bộ chứng từ và vận đơn. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về bộ chứng từ và vận đơn vận tải đa phương thức

Bộ chứng từ và vận đơn vận tải đa phương thức
Bộ chứng từ và vận đơn vận tải đa phương thức

1. Chứng từ vận tải đa phương thức là gì?

Chứng từ vận tải đa phương thức là văn bản do người kinh doanh vận tải đa phương thức phát hành, là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, xác nhận người kinh doanh vận tải đa phương thức đã nhận hàng để vận chuyển và cam kết giao hàng đó theo đúng những điều khoản của hợp đồng đã ký kết.

2. Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức

Khi người kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế đã tiếp nhận hàng hóa thì phải phát hành một chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được hoặc không chuyển nhượng được. Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức phải được đăng ký với Bộ Giao thông vận tải.

Hồ sơ đăng ký Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức gồm:

  • Văn bản đề nghị đăng ký Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức;
  • Bộ Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức (hai bộ).

3. Các loại chứng từ vận tải đa phương thức

Chứng từ vận tải đa phương thức có hai loại là chứng từ ở dạng chuyển nhượng được và không chuyển nhượng được.

Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được thì được phát hành theo một trong các hình thức sau:

  • Xuất trình;
  • Theo lệnh;
  • Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc.

Việc chuyển nhượng chứng từ vận tải đa phương thức thực hiện theo quy định sau:

  • Đối với hình thức “Xuất trình”: không cần ký hậu.
  • Đối với hình thức “Theo lệnh”: phải có ký hậu.
  • Đối với hình thức “Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc”: phải có ký hậu của người có tên trong chứng từ gốc

Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng không chuyển nhượng được thì được phát hành theo hình thức đích danh người nhận hàng.

Các dạng chứng từ trong vận tải đa phương thức nội địa do các bên thỏa thuận.

4. Nội dung chứng từ vận tải đa phương thức

Chứng từ vận tải đa phương thức bao gồm các nội dung chính sau đây:

  • Đặc tính tự nhiên chung của hàng hóa; ký hiệu, mã hiệu cần thiết để nhận biết hàng hóa; tính chất nguy hiểm hoặc mau hỏng của hàng hóa; số lượng kiện hoặc chiếc; trọng lượng cả bì của hàng hóa hoặc số lượng của hàng hóa được diễn tả cách khác;

Tất cả các chi tiết nói trên do người gửi hàng cung cấp;

  • Tình trạng bên ngoài của hàng hóa;
  • Tên và trụ sở chính của người kinh doanh vận tải đa phương thức;
  • Tên của người gửi hàng;
  • Tên người nhận hàng nếu người gửi hàng đã nêu tên;
  • Địa điểm và ngày người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa;
  • Địa điểm giao trả hàng;
  • Ngày hoặc thời hạn giao trả hàng tại địa điểm giao trả hàng, nếu các bên liên quan đã thỏa thuận;
  • Nêu rõ chứng từ vận tải đa phương thức là loại chứng từ chuyển nhượng được hoặc không chuyển nhượng được.
  • Chữ ký của người đại diện cho người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc của người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền;
  • Cước phí vận chuyển cho mỗi phương thức vận tải nếu các bên liên quan đã thỏa thuận, hoặc cước phí vận chuyển, đồng tiền thanh toán cước phí mà người nhận hàng thanh toán, hoặc sự diễn tả khác về cước phí sẽ được người nhận hàng thanh toán;
  • Tuyến hành trình dự định, phương thức vận tải trong từng chặng và các địa điểm chuyển tải nếu đã được biết khi phát hành chứng từ vận tải đa phương thức;
  • Các chi tiết khác mà các bên liên quan nhất trí đưa vào chứng từ vận tải đa phương thức, nếu không trái với quy định của pháp luật.

5. Hiệu lực bằng chứng của chứng từ vận tải đa phương thức

Chứng từ vận tải đa phương thức là bằng chứng ban đầu về việc người kinh doanh vận tải đa phương thức đã tiếp nhận hàng hóa để vận tải như đã nêu trong chứng từ vận tải đa phương thức, trừ trường hợp chứng minh ngược lại.

Trong trường hợp chứng từ vận tải đa phương thức được phát hành dưới dạng chuyển nhượng và đã được chuyển giao hợp thức cho người nhận hàng hoặc từ người nhận hàng cho bên thứ ba, nếu người nhận hàng hoặc bên thứ ba đã dựa vào sự mô tả hàng hóa và thực hiện đúng theo sự mô tả đó thì sự chứng minh ngược lại sẽ không được chấp nhận.

6. Những câu hỏi thường gặp.

Bảo lưu trong chứng từ vận tải đa phương thức?

Nếu chứng từ vận tải đa phương thức có ghi những chi tiết về tính chất chung, ký hiệu, mã hiệu, số lượng kiện hoặc chiếc, trọng lượng hoặc số lượng hàng hóa mà người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền biết hoặc có cơ sở hợp lý để nghi ngờ là mô tả không chính xác hàng hóa thực sự nhận được hoặc nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền không có thiết bị hợp lý để kiểm tra những chi tiết đó, họ sẽ ghi bảo lưu vào chứng từ vận tải đa phương thức nói rõ sự mô tả thiếu chính xác, cơ sở nghi ngờ hoặc việc thiếu phương tiện hợp lý để kiểm tra. Nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền không ghi bảo lưu trên chứng từ vận tải đa phương thức về tình trạng bên ngoài của hàng hóa thì được coi là hàng hóa ở tình trạng bên ngoài tốt.

Vận đơn vận tải đa phương thức là gì?

Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Chứng từ vận tải đa phương thức bao gồm những gì?

Chứng từ vận tải đa phương thức bao gồm những nội dung cơ bản như sau:

  • Tính chất chung của hàng hóa, ký mã hiệu nhận diện hàng hóa, kê khai rõ ràng số bì, số lượng, tất cả các chi tiết đó do người gửi hàng cung cấp, tình trạng bao bì của hàng hóa
  • Tên và địa điểm kinh doanh chính của người kinh doanh vận tải đa phương thức
  • Tên người gửi hàng
  • Tên người nhận hàng nếu được người gửi hàng chỉ định
  • Địa điểm và thời gian mà người kinh doanh vận tải đa phương thức nhận hàng
  • Địa điểm giao hàng, thời hạn giao hàng nếu được thỏa thuận rõ ràng giữa các bên
  • Nơi và ngày cấp chứng từ vận tải đa phương thức
  • Chữ ký của MTO hoặc người được MTO ủy quyền
  • Tiền cược cho mỗi phương thức vận tải, nếu có thỏa thuận rõ ràng giữa các bên
  • Hình thức vận chuyển và địa điểm chuyển tải.

Trên đây là một số thông tin về bộ chứng từ và vận đơn vận tải đa phương thức. Các cá nhân, tổ chức cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật để việc kinh doanh được hiệu quả và hợp pháp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (524 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo