Chức vụ cao nhất của Ban Chỉ huy quân sự quận, huyện là gì?

Đối với Ban chỉ huy quân sự thì sẽ thực hiện chức năng nhiệm vụ thế nào?

Chức vụ cao nhất của Ban Chỉ huy quân sự quận, huyện là gì?
Chức vụ cao nhất của Ban Chỉ huy quân sự quận, huyện là gì?

1. Ban chỉ huy quân sự cấp xã

Tại Điều 20 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về Ban chỉ huy quân sự cấp xã, thôn đội trưởng như sau:

1.1. Cơ cấu tổ chức Ban chỉ huy quân sự cấp xã

Ban chỉ huy quân sự cấp xã là cơ quan thường trực công tác quốc phòng ở cấp xã. Thành phần Ban chỉ huy quân sự cấp xã bao gồm:

- Chỉ huy trưởng là Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp xã, sĩ quan dự bị; trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh được gọi vào phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã;

- Chính trị viên do Bí thư cấp ủy cấp xã đảm nhiệm;

- Chính trị viên phó do Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã đảm nhiệm;

- Phó Chỉ huy trưởng là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Lưu ý: Ban chỉ huy quân sự cấp xã có trụ sở hoặc nơi làm việc riêng, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật.

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ huy quân sự cấp xã

Ban chỉ huy quân sự cấp xã có chức năng, nhiệm vụ sau đây:

- Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì, phối hợp với ban, ngành, đoàn thể xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác quốc phòng và kế hoạch khác có liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở cấp xã;

- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ban, ngành, đoàn thể ở cấp xã tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện; thực hiện chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng;

- Tổ chức huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập cho dân quân; chỉ huy dân quân thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và quyết định của cấp có thẩm quyền;

- Đăng ký, quản lý, bảo quản và sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật của đơn vị dân quân thuộc quyền theo quy định của pháp luật và quyết định của cấp có thẩm quyền;

- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về công tác quốc phòng địa phương theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, thôn đội trưởng có nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy, chi bộ thôn lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương trên địa bàn thôn; trực tiếp quản lý, chỉ huy dân quân thuộc quyền; phối hợp thực hiện chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

2. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức

Điều 21 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức như sau:

2.1. Điều kiện thành lập ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức

Việc thành lập ban chỉ huy quân sự của cơ quan, tổ chức được xem xét khi cơ quan, tổ chức có đủ các điều kiện sau đây:

- Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Có đơn vị tự vệ của cơ quan, tổ chức.

2.2. Cơ cấu tổ chức của Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức

Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, gồm chỉ huy trưởng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính trị viên là bí thư hoặc phó bí thư. cùng cấp bậc phó, chỉ huy phó, chính trị viên phó.
Lưu ý: Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức được sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật. 2.3. Chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức
Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ sau đây:

- Tham mưu cho cấp ủy Đảng, thủ trưởng cơ quan, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo công tác quốc phòng;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác quốc phòng, tự vệ và kế hoạch khác có liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của cơ quan, tổ chức; phối hợp thực hiện chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng;

- Tổ chức huấn luyện quân sự, chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập tự vệ; người chỉ huy tự vệ thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và quyết định của cấp có thẩm quyền;

- Đăng ký, quản lý, cất giữ, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, phương tiện chiến đấu, trang bị, phương tiện kỹ thuật của đơn vị tự vệ thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật;

- Tham mưu cho cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng công tác quốc phòng.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo