Thỏa thuận trọng tài là gì? Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài? Quy định của pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài thương mại. Cùng Luật ACC tìm hiểu Thỏa thuận trọng tài là gì? qua bài viết dưới đây.

1. Thỏa thuận trọng tài là gì?

Trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên mà chỉ được giải quyết tranh chấp khi các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan thỏa thuận chỉ định. Khi các bên thiết lập một thỏa thuận trọng tài thì nghĩa là họ đã trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho trọng tài và tòa án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc bị hủy bỏ bởi chính các bên. Như vậy, thẩm quyền của trọng tài được xác lập trên cơ sở thỏa thuận trọng tài.

Luật Mẫu UNCITRAL  về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1985 định nghĩa thỏa thuận trọng tài tại Khoản 1, Điều 7 như sau: “1. “Thỏa thuận trọng tài” là thỏa thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng”.

Từ quy định trên, có thể thấy thỏa thuận trọng tài là sự thống nhất ý chí của các bên về việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng bằng phương thức trọng tài. Thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp và có thể dưới hình thức một điều khoản trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tài riêng biệt.

Hay Công ước châu Âu về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1961 có đưa ra định nghĩa tương tự: “Thỏa thuận trọng tài là một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc thỏa thuận trọng tài, hợp đồng hoặc thỏa thuận trọng tài được ký kết giữa các bên, hoặc được trao đổi qua thư từ, điện tín, hoặc các hình thức liên lạc bằng điện toán khác, và trong mối quan hệ giữa các quốc gia mà pháp luật không yêu cầu rằng một thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản, bất kỳ thỏa thuận trọng tài nào cũng phải được ký kết theo đúng hình thức mà luật các nước này quy định”

Xem xét Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 tại Khoản 2 điều 3 đưa ra Thỏa thuận trọng tài là gì như sau:

“2. Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.”

Đây là một định nghĩa tương đối đơn giản, khái quát, từ đây có thể hiểu đơn giản : thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận của các bên về một phương thức giải quyết các tranh chấp, có thể có trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra.

2. Chức năng của thỏa thuận trọng tài là gì? 

Thỏa thuận trọng tài là các bên đồng ý đưa tất cả hoặc một số tranh chấp đã hoặc có thể phát sinh từ giao dịch thương mại có khả năng được áp dụng trọng tài ra giải quyết bằng con đường trọng tài.

Đây cũng chính là điều kiện tiên quyết để phát sinh thẩm quyền giải quyết của Trọng tài Thương mại. Tức là Trọng tài Thương mại chỉ có thẩm quyền xét xử khi các bên tranh chấp có sự thỏa thuận chọn Trọng tài Thương mại để giải quyết tranh chấp.

3. Quy định của pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài thương mại

Nguyên tắc thỏa thuận trọng tài

Một trong những Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là nguyên tắc thỏa thuận trọng tài  được quy định tại Điều 4 Luật Trọng tài thương mại (TTTM): Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội (khoản 1)

Trọng tài viên phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên tranh chấp về các vấn đề liên quan đến thủ tục giải quyết như các bên thỏa thuận: chọn trung tâm trọng tài, trọng tài viên, địa điểm giải quyết vụ tranh chấp, thời hạn thực hiện các thủ tục cần thiết cho vụ giải quyết , thời gian mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp…Nếu không tôn trọng sự thỏa thuận của các bên thì hệ quả dẫn đến là các quyết định của hội đồng trọng tài sẽ bị tòa án hủy theo yêu cầu của các bên.

Bản chất của thỏa thuận trọng tài

Bản chất của thoả thuận ở đây thể hiện ở chí  thống nhất sự đồng thuận, tự nguyện của tất cả các bên tranh chấp. Một thỏa thuận trọng tài sẽ không có giá trị pháp lý nếu chỉ là ý chí chủ quan của một bên hay là sự áp đặt của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân. Pháp luật của các nước thường đưa ra mét khung pháp  lý chung nhất mà trong phạm vi đó ý chí của các bên được tôn trọng tuyệt đối và điều kiện tiên quyết để xác lập thoả thuận trọng tài

Theo quy định tại Điều 27 Luật TTTM “2. Trung tâm trọng tài hoạt động không vì mục đích lợi nhuận” .Nói cách khác, trọng tài không phải là một tổ chức kinh tế được lập ra để kinh doanh dịch vụ xét xử. Tuy nhiên, khi các bên có tranh chấp mang ra trọng tài thương mại thì trọng tài thu phí từ khách hàng- các bên tranh chấp thông qua việc bảo đảm tính khách quan, công bằng, vô tư, thủ tục đơn giản và độ bảo mật cao khi tiến hành xét xử. Tuy nhiên dịch vụ pháp lý mà trọng tài thương mại cung cấp không nhằm mục đích sinh lợi, hoạt động của họ là lấy thu bù chi.

Hình thức thỏa thuận trọng tài

Hình thức thỏa thuận trọng tài được quy định tại Điều 16 Luật TTTM:

Hình thức của thoả thuận trọng tài cũng là một đặc điểm tạo ra sự khác biệt với những thoả thuận khác thỏa thuận trọng tài có thể tồn tại dưới 2 hình thức:  hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng (còn gọi là thỏa ước trọng tài) (Khoản 1)

+) thoả thuận của các bên được ghi nhận trong  hợp đồng về việc đưa tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai ra cơ quan trọng  tài giải quyết Điều khoản trọng tài trong hợp đồng thường nằm ở cuối hợp đồng và đây chỉ là sự dự liệu, tranh chấp hợp đồng chưa xảy ra hoặc không bao giờ xảy ra nên điều khoản trọng tài thường rất ngắn gọn, đôi khi quá đơn giản.

+) Còn hình thức thỏa thuận riêng là văn bản riêng rẽ do các bên thỏa thuận lập ra khi tranh chấp phát sinh. Do thời điểm xác lập là khi tranh chấp đã phát sinh, các bên biết rõ tính chất và mức độ tranh chấp nên thoả ước trọng tài thường được các bên soạn thảo cụ thể, chi tiết và do vậy có hiệu quả cao hơn. Nhưng dù là điều khoản trọng tài hay thoả ước trọng tài thì xét về bản chất là không có sự khác biệt, chúng đều thể hiện sự thoả thuận ý chí của các bên về việc đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết, hay nói cách khác cả 2 đều là cơ sở của “Quyền lực trọng tài”.

Trong tất cả các trường hợp “Thỏa thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản” (Khoản 2). điều này có nghĩa là thỏa thuận trọng tài bắt buộc phải bằng văn bản mà không cần xác lập bằng bất kì một hình thức nào khác để đảm bảo cho thỏa thuận trọng tài có giá trị như một chứng cứ xác thực ý chí của các bên muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi tranh chấp phát sinh..

Như vậy, Các bên khi bắt đầu quan hệ thương mại đã dự đoán được trước  và thỏa thuận ngay các tranh chấp phát sinh trong tương lai thể hiện thành điều khoản trong hợp đồng hoặc thỏa thuận riêng như trình bày trên đây., thỏa thuận này thường được biên soạn có tính khả thi cao

Thỏa thuận vô hiệu:

Điều 18 Luật TTTM quy định về Thỏa thuận vô hiệu

“ 2. Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh”(Khoản 2 Điều 3). Tuy nhiên , thoả thuận đó có thể vô hiệu do các lý do khác nhau, được quy định tại Điều 18:

+ Khoản 1 quy định: “ Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.”

Mà Điều 2 quy định rõ về  Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài

“ 1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

  1. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
  2. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài”. Vậy những tranh chấp không thuộc một trong ba tranh chấp tại Điều 2 này thì thỏa thuận trọng tài đó sẽ vô hiệu.

+) Khoản 2 “Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật”

Người không có thẩm quyền xác lập thỏa thuận trọng tài là người không có quyền theo luật định để ký kết thỏa thuận trọng tài như người được ủy quyền vượt quá phạm vi ủy quyền.

+ ) Khoản 3: ” Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.”

Người không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự xác lập thoả thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài đó cũng bị vô hiệu.

+) Khoản 4: “Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.”

Như đã phân tích ở trên đây về hình thức của thoả thuận trọng tài là bằng văn bản, nếu hình thức không phù hợp với quy định tại Điều 16, tức là thỏa thuận trọng tài bằng các hình thức khác hình thức bằng văn bản thì thỏa thuận đó sẽ vô hiệu

+) Khoản 5: “Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu”:

Thỏa thuận trọng tài là kết quả của sự thống nhất ý chí giữa các bên tự do, bình đẳng. Sự thống nhất ý chí đó không bị ràng buộc bởi pháp luật hay bất kì một tổ chức, cá nhân nào. Khi một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài là những hành động đi ngược lại với nguyên tắc tự do thỏa thuận, và sẽ bị vô hiệu

+) Khoản 6: “Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật”

Tùy vào thời điểm phát hiện thỏa thuận trọng tài sẽ vô hiệu sẽ mang lại những hậu quả pháp lý như tại Điều 6 : “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được”.  Như vậy Tòa án sẽ phải thụ lý vụ việc tranh chấp khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu được quy định rõ tại Điều 43.

Thỏa thuận trọng tài vô hiệu  tại bất kỳ thời điểm nào cũng đều làm cho trọng tài không còn thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp nửa và tòa án có thẩm quyền nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài

Thỏa thuận trọng tài thực chất là một hợp đồng nhỏ có nội dung khác biệt và có giá trị độc lập so với hợp đồng chính. Ngay cả khi “hợp đồng bị  thay  đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài” (Điều 19 Luật TTTM)

Khi thỏa thuận trọng tài là một điều khoản nằm trong hợp đồng chính thì vẫn mang tính độc lập với hợp đồng chính do thỏa thuận trọng tài có đối tượng pháp lý xác định thủ tục tố tụng sẽ được áp dụng trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa các bên, hoàn toàn khác so với đối tượng của hợp đồng chính là xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong một quan hệ pháp luật nhất định.

Trên đây là nội dung về Chức năng của thỏa thuận trọng tài là gì? Luật ACC cập nhật được xin gửi đến các bạn đọc, hi vọng với nguồn thông tin này sẽ là nguồn kiến thức hữu ích giúp các bạn hiểu hơn vấn đề trên. Trong quá trình tìm hiểu nếu có vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ công ty Luật ACC để được hỗ trợ ngay. Hãy theo dõi website của chúng tôi để nhận được các bài viết hay về các lĩnh vực khác nữa nhé.