Chức năng của kiểm toán báo cáo tài chính [Chi tiết 2024]

Theo khoản 1 Điều 3 luật kế toán năm 2015, Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. BCTC áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến báo cáo tài chính. 

Doanh Nghiep Khong Phat Sinh Doanh Thu Co Phai Nop Bao Cao Tai Chinh Khong
Kiểm toán báo cáo tài chính

1. Báo cáo tài chính là gì ? 

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán số 88/2015/QH13, báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Nói cách khác, báo cáo tài chính giúp cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Theo pháp luật, tất cả các doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) năm. Đối với các công ty (tổng công ty) có đơn vị trực thuộc, ngoài BCTC năm thì phải BCTC tổng hợp (hợp nhất) vào cuối kỳ kế toán năm, dựa trên BCTC của đơn vị trực thuộc.

Ngoài ra, các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán bên cạnh làm BCTC năm thì phải lập BCTC giữa niên độ (báo cáo quý -trừ quý IV). 

2. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 

Theo quy định của Luật Kế toán 2015, báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán.

Thông thường, có 4 loại báo cáo tài chính doanh nghiệp bắt buộc phải lập:

– Báo cáo tình hình tài chính (Bảng cân đối kế toán)

– Báo cáo kết quả hoạt động

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

– Thuyết minh báo cáo tài chính

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể phải lập các loại báo cáo khác nếu pháp luật có quy định.

3. Báo cáo tài chính nhà nước. 

Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc phản ánh toàn bộ thông tin tài chính nhà nước có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc do Nhà nước quản lý trên phạm vi toàn quốc. Báo cáo tài chính nhà nước bao gồm các nội dung về báo cáo tình hình tài chính nhà nước, báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và  Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước. Trong đó, Báo cáo tình hình tài chính nhà nước là báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh toàn bộ thông tin về tài sản; nợ phải trả; nguồn vốn của Nhà nước trên phạm vi toàn quốc hoặc phạm vi tỉnh tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo. Báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước là báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh tình hình thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động tài chính của Nhà nước trên phạm vi toàn quốc hoặc phạm vi tỉnh trong kỳ báo cáo.

Theo Nghị định 25/2017/NĐ-CP thì việc công khai báo cáo Tài chính Nhà nước được thực hiện bằng các hình thức:

  • Đăng trên cổng thông tin điện tử;
  • Phát hành ấn phẩm, niêm yết;
  • Các hình thức khác theo quy định.

4. Kiểm toán báo cáo tài chính là gì ? 

Kiểm toán báo cáo tài chính là công việc được thực hiện bởi các kiểm toán viên cùng trợ lý kiểm toán tiến hành thu thập các thông tin, bằng chứng kiểm toán để đánh giá về báo cáo tài chính được kiểm toán nhằm mục đích đưa ra các ý kiến về mức độ trung thực, hợp lý của Báo cáo tài chính doanh nghiệp được kiểm toán so với các chuẩn mực đang được áp dụng.

5. Chức năng của kiểm toán báo cáo tài chính. 

- Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không. Đối với hầu hết các khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập và trình bày trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không. Một cuộc kiểm toán được thực hiện theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan sẽ giúp kiểm toán viên hình thành ý kiến kiểm toán đó (xem hướng dẫn tại đoạn A1 Chuẩn mực này).

- Báo cáo tài chính sử dụng để kiểm toán là báo cáo đã được Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán lập với sự giám sát của Ban quản trị đơn vị, đã ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam không áp đặt các trách nhiệm đối với Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị được kiểm toán và có hiệu lực không cao hơn so với pháp luật và các quy định khác chi phối trách nhiệm của Ban Giám đốc và Ban quản trị. Tuy nhiên, một cuộc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam được thực hiện với giả thiết rằng Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (trong phạm vi phù hợp) đã thừa nhận những trách nhiệm nhất định làm cơ sở cho việc tiến hành cuộc kiểm toán. Việc kiểm toán báo cáo tài chính không làm giảm nhẹ trách nhiệm của Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn  A2 - A11 Chuẩn mực này).

- Để kiểm toán viên có cơ sở để đưa ra ý kiến kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam yêu cầu kiểm toán viên phải đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc do nhầm lẫn hay không. Sự đảm bảo hợp lý là sự đảm bảo ở mức độ cao và chỉ đạt được khi kiểm toán viên đã thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán (là rủi ro do kiểm toán viên đưa ra ý kiến không phù hợp khi báo cáo tài chính còn có những sai sót trọng yếu) tới một mức độ thấp có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, sự đảm bảo hợp lý không phải là đảm bảo tuyệt đối, do luôn tồn tại những hạn chế vốn có của cuộc kiểm toán làm cho hầu hết bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên dựa vào để đưa ra kết luận và ý kiến kiểm toán đều mang tính thuyết phục hơn là khẳng định (xem hướng dẫn tại đoạn  A28 - A52 Chuẩn mực này).

6. Một số câu hỏi thường gặp. 

Câu 1: Biện pháp xử lý quy định về công khai báo cáo tài chính là gì ? 

Theo Nghị định 41/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thì các hành vi vi phạm quy định về công khai báo cáo tài chính sẽ bị xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi:

– Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định

– Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính

– Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi:

– Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật

– Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

Câu 2: Quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị lập báo cáo tài chính là gì ? 

Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 25/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Quyền, trách nhiệm của đơn vị lập Báo cáo tài chính nhà nước

  1. Kho bạc Nhà nước giúp Bộ Tài chính lập Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc để trình Chính phủ báo cáo Quốc hội.
  2. Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh theo chỉ đạo của Kho bạc Nhà nước, trình Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh và gửi Kho bạc Nhà nước để lập Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc.
  3. Trường hợp các cơ quan, đơn vị, tổ chức không chấp hành đầy đủ, kịp thời chế độ cung cấp thông tin cho Kho bạc Nhà nước các cấp quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 của Nghị định này, Kho bạc Nhà nước các cấp thực hiện công khai danh sách và tạm dừng chi ngân sách các cơ quan, đơn vị, tổ chức này, trừ các khoản chi lương, phụ cấp, trợ cấp xã hội, học bổng và một số khoản chi cấp thiết theo quy định của Bộ Tài chính. Việc cấp phát, chi trả chỉ được thực hiện trở lại khi cơ quan, đơn vị, tổ chức đã chấp hành đầy đủ quy định.

Như vậy đơn vị lập báo cáo tài chính nhà nước có quyền hạn và trách nhiệm được quy định cụ thể như trên.

Câu 3: Mục đích của báo cáo tài chính để làm gì ? 

Điều 97, Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về mục đích của báo cáo tài chính như sau:

- Cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu của người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.

- BCTC cung cấp thông tin về: Tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập và các chi phí kinh doanh khác; lãi lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước; các tài sản khác có liên quan đến đơn vị; luồng tiền ra vào luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Ngoài ra, trong bản “Thuyết minh BCTC”, doanh nghiệp phải giải trình về các chỉ tiêu đã phản ánh trên BCTC tổng hợp, chính sách áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh: Chế độ kế toán áp dụng; hình thức kế toán; nguyên tắc ghi nhận; phương pháp tính giá và hạch toán hàng tồn kho; phương pháp trích khấu hao tài sản cố định…

Câu 4: Vai trò của báo cáo tài chính là gì ? 

- Cung cấp chỉ tiêu về kinh tế, tài chính cần thiết để nhận biết, kiểm tra toàn diện tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cung cấp số liệu, tài liệu cần thiết cho việc phân tích hoạt động kinh tế, tài chính để nhận biết và đánh giá tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

- Dựa trên số liệu thể hiện trên BCTC để phân tích, phát hiện tiềm năng về kinh tế, dự đoán tình hình, xu hướng hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đúng đắn, có hiệu quả.

- Cung cấp số liệu phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư cho phù hợp.

Thông tin thể hiện trên bản BCTC không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý, điều hành của các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn đáp ứng thông tin của nhiều đối tượng khác. Cụ thể:

- Đối với chủ doanh nghiệp, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc: BCTC cung cấp thông tin để doanh nghiệp phân tích, đánh giá thực trạng, tiềm năng tài chính, khả năng thanh toán, tình hình và kết quả kinh doanh; từ đó hoạch định chính sách quản lý, sử dụng tài sản và huy động vốn, dòng tiền cho hợp lý.

- Đối với các nhà đầu tư, chủ nợ, ngân hàng: Thông tin trên BCTC giúp đánh giá thực trạng và tiềm năng tài chính và các hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và đánh giá rủi ro để có quyết định phù hợp.

- Đối với người lao động: Thông tin trên BCTC giúp NLĐ hiểu được tình hình hoạt động, khả năng tiếp tục duy trì và phát triển trong tương lai, cũng như khả năng chi trả, thanh toán của doanh nghiệp để có quyết định việc làm phù hợp.

- Đối với cơ quản quản lý nhà nước: Thông tin trên BCTC để thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ luật pháp, từ đó đề ra các quyết định quản lý phù hợp.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Chức năng của kiểm toán báo cáo tài chính”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo