Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. Vậy chủ sở hữu công ty cổ phần là ai? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây cùng ACC nhé!
1. Công ty cổ phần là gì?
Theo khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sẽ sở hữu cổ phần. Tối thiểu phải có 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Lợi nhuận mà cổ đông nhận được từ việc sở hữu cổ phần là cổ tức;
- Công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu;
- Công ty cổ phần có đầy đủ các yếu tố để được coi là có tư cách pháp nhân theo Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty chính thức có tư cách pháp nhân.
Từ 01/01/2021, Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực đã có nhiều quy định mới liên quan đến công ty cổ phần.
2. Chủ sở hữu của công ty cổ phần là ai?
Chủ sở hữu của công ty cổ phần là ai?
Chủ sở hữu của công ty cổ phần, hay còn được gọi là cổ đông, là những cá nhân hoặc tổ chức đã mua và nắm giữ số cổ phần của công ty tương ứng với phần vốn mà họ đã đóng góp vào công ty. Điều này được quy định trong Điều 4, Khoản 2 của Luật Doanh nghiệp năm 2014, xác định rằng "Cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần".
3. Chức danh quan trọng nhất trong công ty cổ phần
Nhiều người cho rằng, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) là chức danh quan trọng và "to" nhất trong công ty cổ phần (CP). Tuy nhiên, thực tế cũng như theo quy định của pháp luật thì không hẳn vậy. Nếu đọc kỹ các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 (kế thừa quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005) thì thấy rằng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch HĐQT, HĐQT là khá rõ ràng.
4. Vai trò của Chủ tịch HĐQT trong Công ty CP
Nhiều người cho rằng vị Chủ tịch HĐQT sẽ có quyền lực "tối cao" trong Công ty CP, có quyền quyết định tất cả mọi việc, từ việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược công ty, chiến lược kinh doanh… đến việc điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty CP. Số khác thì cho rằng, việc điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty là việc của Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc điều hành); còn Chủ tịch HĐQT chỉ có quyền điều hành HĐQT.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, mỗi thành viên HĐQT đều có quyền biểu quyết ngang nhau và hoàn toàn bình đẳng với nhau. Cho nên, không có chuyện ai điều hành ai, cho dù người đó có là cổ đông lớn nhất, cổ đông sở hữu cổ phần chi phối, hay Chủ tịch HĐQT.
5. Quy định của pháp luật về Chủ tịch HĐQT trong Công ty Cổ phần
Quy định của pháp luật về Chủ tịch HĐQT trong Công ty Cổ phần mới nhất
Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về Hội đồng quản trị: "Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết" (khoản 3 Điều 149).
Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng quy định về quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch HĐQT như sau:
- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
- Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;
- Tổ chức việc thông qua nghị quyết của Hội đồng quản trị;
- Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;
- Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng quản trị;
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty" (khoản 1 Điều 152)
Như vậy, Chủ tịch HĐQT chỉ có quyền và nghĩa vụ chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp HĐQT; triệu tập và chủ tọa các cuộc họp HĐQT, và tham gia ý kiến như mọi thành viên khác trong HĐQT. Khi biểu quyết, chủ tịch HĐQT cũng chỉ có một phiếu biểu quyết duy nhất như mỗi thành viên HĐQT khác, mà không phải nhiều hơn. Chỉ khi nào hai bên có số phiếu biểu quyết bằng nhau mà trái ý nhau thì bên nào có phiếu của Chủ tịch HĐQT mới có giá trị quyết định.
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, dù Nghị quyết HĐQT thường do Chủ tịch HĐQT ký, nhưng chữ ký này thay mặt HĐQT chứ không phải dưới tư cách cá nhân Chủ tịch HĐQT. Chủ tịch HĐQT chỉ có thẩm quyền chung trong việc điều hành hoạt động của HĐQT và làm chủ tọa họp ĐHĐCĐ, mà không tham gia trực tiếp vào hoạt động điều hành doanh nghiệp, trừ khi vị này kiêm nhiệm vào hoạt động điều hành doanh nghiệp kiêm nhiệm Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc).
5. Nguyên tắc cơ cấu công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu.
Như vậy, chủ sở hữu của công ty cổ phần, hay còn gọi là cổ đông, là người sở hữu và nắm giữ cổ phần của công ty tương ứng với số vốn mà họ đã đóng góp vào công ty. Cổ đông thể hiện quyền sở hữu này thông qua việc sở hữu cổ phiếu. Cổ phiếu là tài sản thể hiện sự quyền lực của cổ đông đối với công ty cổ phần, đặc biệt khi công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Công ty cổ phần tồn tại dựa trên việc chia vốn điều lệ thành các cổ phần nhỏ bằng nhau, và cổ đông là những người sở hữu chúng. Cơ cấu tổ chức của các công ty cổ phần tuân theo luật pháp và điều lệ công ty, và nó được thiết kế để đảm bảo tính chuẩn mực, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động.
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề chủ sở hữu của công ty cổ phần là ai? Hy vọng những thông tin này cung cấp đến quý khách hàng những kiến thức bổ ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn kịp thời. Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận