Chủ nghĩa thực dân mới

Chủ nghĩa thực dân mới (tiếng Anh: Neocolonialism) là một thuật ngữ chỉ việc sử dụng chủ nghĩa tư bản, toàn cầu hóa và các công cụ văn hóa để kiểm soát một quốc gia (thường là cựu thuộc địa của các cường quốc châu Âu ở châu Phi hoặc châu Á) thay vì kiểm soát trực tiếp quân sự hoặc chính trị. Việc kiểm soát có thể thông qua kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ; bằng cách thúc đẩy nền văn hóa riêng của một nhóm người, ngôn ngữ hoặc các phương tiện truyền thông ở thuộc địa, làm lan tràn các giá trị văn hóa kiểu phương Tây vốn xa lạ (thậm chí độc hại) vào các nước này. Các tập đoàn đa quốc gia thông qua những tác động này sẽ tạo sức ép mở cửa thị trường và thực thi các chính sách có lợi cho họ ở những quốc gia này. Như vậy, mục tiêu cuối cùng của Chủ nghĩa thực dân mới cũng tương tự như chủ nghĩa tư bản, chính là lợi nhuận.

Thuật ngữ "chủ nghĩa thực dân mới" lần đầu tiên được sử dụng bởi Kofi Ankomah, tổng thống đầu tiên của nước Ghana độc lập và đã được thảo luận bởi một số học giả và các triết gia thế kỷ 20, trong đó có Jean-Paul Sartre và Noam Chomsky. Thuật ngữ này được sử dụng bởi các nhà bình luận để chỉ trích việc các nước phát triển can thiệp vào tình hình nội bộ các nước đang phát triển. Khuôn khổ lý thuyết của Chủ nghĩa thực dân mới cho rằng: các thỏa thuận về kinh tế trong hiện tại hoặc quá khứ tạo ra bởi các nước cựu thực dân đã và đang được sử dụng để tiếp tục duy trì sự kiểm soát của họ với các thuộc địa cũ và các phụ thuộc mình, sau khi phong trào độc lập của các nước thuộc địa bùng nổ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Thuật ngữ này cũng có thể dùng để chỉ sự cai trị trực tiếp của một quốc gia lên một nước khác (vốn vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc),cũng như sự can thiệp của các doanh nghiệp tư bản hiện đại vào các nước thuộc địa cũ. Những người chỉ trích Chủ nghĩa thực dân mới cho rằng các tập đoàn đa quốc gia vẫn tiếp tục khai thác các nguồn lực của các quốc gia cựu thuộc địa với giá rẻ mạt, và kiểm soát nền kinh tế của các nước này, tương tự như chủ nghĩa thực dân cổ điển vẫn tiến hành từ thế kỷ 16 đến 20. Trong phạm vi rộng hơn, thuật ngữ chỉ đơn giản là sự chi phối của các cường quốc vào công việc của các nước nhỏ, điều này đặc biệt đúng với Mỹ Latinh hiên nay. Theo nghĩa này, chủ nghĩa thực dân mới ngụ ý một hình thức của "chủ nghĩa đế quốc kinh tế" hiện đại: các cường quốc có quyền hạn tối thượng với thuộc địa như của chủ nghĩa đế quốc.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

"Suốt quá trình tồn tại, chủ nghĩa đế quốc, theo định nghĩa, áp đặt sự thống trị của nó lên các quốc gia khác. Ngày nay sự thống trị đó được gọi là Chủ nghĩa thực dân mới."

— Che Guevara, Cuộc cách mạng Marxist, 1965
200px-1989_CPA_6101
Kwame Nkrumah, tổng thống đầu tiên của Ghana, một trong những người đề xướng thuật ngữ Chủ nghĩa thực dân mới, ảnh trên tem thư Liên Xô (1989).

Thuật ngữ được sử dụng rộng rãi đầu tiên trong các tài liệu tham khảo về châu Phi, sau khi quá trình phi thực dân hóa diễn ra do sự đấu tranh của nhiều phong trào giành độc lập ở các quốc gia thuộc địa sau chiến tranh thế giới thứ 2. Sau khi giành được độc lập, một số nhà lãnh đạo quốc gia và các nhóm phản đối lập luận rằng quốc gia của họ đang phải gánh chịu một hình thức mới của chủ nghĩa thực dân, tiến hành bởi các cường quốc thực dân cũ và các quốc gia phát triển khác. Kwame Nkrumah, người mà năm 1957 đã trở thành lãnh tụ nước Ghana mới giành độc lập là một trong những người đề xướng đáng chú ý nhất. Một định nghĩa cổ điển của chủ nghĩa thực dân mới được ông đưa ra là "Chủ nghĩa thực dân mới, giai đoạn tột cùng của Chủ nghĩa đế quốc" (1965).Định nghĩa này được xây dựng từ câu nói nổi tiếng của Vladimir Lenin: "Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của Chủ nghĩa tư bản" (1916), trong đó Lenin lập luận rằng chủ nghĩa đế quốc được xác lập như là nhu cầu tất yếu của hệ thống tư bản chủ nghĩa thế kỷ 19. Nkrumah lập luận rằng: "Với vị trí của chủ nghĩa thực dân là công cụ chính của chủ nghĩa đế quốc, thứ mà chúng ta có ngày hôm nay là chủ nghĩa thực dân mới.[...] Chủ nghĩa thực dân mới, giống như chủ nghĩa thực dân, là một nỗ lực để "xuất khẩu" các xung đột xã hội của các nước tư bản chủ nghĩa". Ông tiếp tục:

Kết quả của chủ nghĩa thực dân mới là vốn đầu tư nước ngoài được sử dụng cho khai thác tài nguyên hơn là cho sự phát triển của các vùng chậm tiến trên thế giới. Đầu tư của chủ nghĩa thực dân mới làm tăng khoảng cách giữa các nước giàu và các nước nghèo trên thế giới. Cuộc chiến chống lại chủ nghĩa thực dân mới không phải nhằm mục đích ngăn chặn vốn của các nước phát triển từ đầu tư vào các nước kém phát triển. Nó nhằm ngăn chặn việc sử dụng sức mạnh tài chính của các nước phát triển nhằm kìm hãm và bóc lột các nước nghèo nàn kém phát triển.[5]

Khác với Chủ nghĩa thực dân cổ điển, Chủ nghĩa thực dân kiểu mới không tiến hành chiến tranh xâm lược, hoặc chỉ tiến hành gián tiếp thông qua chính phủ bù nhìn bản xứ mà nó dựng lên. Trên danh nghĩa, thực dân kiểu mới không trực tiếp dùng từ "thuộc địa" như thực dân cổ điển, và cũng không chính thức sáp nhập nước thuộc địa vào lãnh thổ chính quốc. Thay vào đó, chính phủ bù nhìn sẽ giúp chính quốc kiểm soát, khống chế lãnh thổ và khai thác tài nguyên, trên danh nghĩa "hợp tác với đồng minh thân cận".

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (607 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo