Quy chế phối hợp về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định số 65/2010/QĐ-TTg ngày 25/10/2010 ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Chống Buôn Lậu Hàng Giả
chống buôn lậu hàng giả

Theo đó, Quy chế xác định trách nhiệm theo lĩnh vực, địa bàn và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các Bộ, ngành, các cơ quan chức năng, Ủy ban Nhân dân các cấp (gọi tắt là cơ quan quản lý nhà nước) trong việc thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh trái phép khác (gọi tắt là công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại).

Theo yêu cầu cụ thể trong từng giai đoạn, trên từng địa bàn, lĩnh vực và theo chức năng của mình trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát chủ động xác lập quan hệ phối hợp hoạt động trong việc phân định phạm vi trách nhiệm quản lý và hoạt động; Xây dựng kế hoạch, phương án công tác, các biện pháp quản lý theo ngành, lĩnh vực, địa bàn; những vấn đề có liên quan đến ngành hoặc địa phương khác cần có sự trao đổi, bàn bác thống nhất với các cơ quan liên quan; Chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp hành chính, kinh tế, giáo dục, tuyên truyền để đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; Phát hiện, thu thập trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu, gồm:

- Thông tin về dự báo tình hình thị trường, tình hình kinh tế, cung cầu hàng hoá, giá cả; về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong ngành và trên địa bàn; kết quả công tác trong từng giai đoạn.

- Thông tin về những quy định mới của pháp luật trong hoạt động quản lý biên giới, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông hàng hoá trong nước, chính sách khu kinh tế cửa khẩu, phí thuế quan, chính sách cư dân biên giới, chính sách quản lý đối với từng ngành hàng, mặt hàng.

- Thông tin về tình hình vi phạm pháp luật, quy luật, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng vi phạm; về các tổ chức, đường dây, ổ nhóm, các tuyến, địa bàn trọng điểm liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và các hành vi gian lận thương mại khác.

- Thông tin về quy trình kiểm tra, xử lý mang tí­­­­­nh nghiệp vụ của các ngành, địa phương; thông tin về những khó khăn, vướng mắc và kinh nghiệm của từng ngành, từng địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và các hành vi gian lận thương mại khác.

- Thông tin về quy trình kiểm tra, xử lý mang tính nghiệp vụ của các ngành, địa phương; thông tin về những khó khăn, vướng mắc và kinh nghiệm của từng ngành, từng địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và các hành vi gian lận thương mại khác.

- Thông tin về kỹ thuật phòng, chống và các tiến bộ khoa học, kỹ thuật có thể áp dụng, trang bị khi các cơ quan chức năng thi hành nhiệm vụ và các thông tin, tài liệu khác theo đề nghị của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

Trong quá trình thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, theo chức năng quản lý nhà nước và thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật, các Bộ, ngành và cơ quan chức năng có trách nhiệm chủ động tổ chức phối hợp hoạt động để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành công tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có phân định cơ quan chịu trách nhiệm chính và cơ quan phối hợp.

Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước phải tuân thủ pháp luật; thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bên liên quan. Mối quan hệ phối hợp hoạt động được thực hiện theo nguyên tắc đồng bộ, hiệu quả; quá trình phối hợp không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của các bên liên quan.

Đối với phần đóng góp của các Bộ, ngành, địa phương, Chính phủ quy định cụ thể:

- Bộ Tài chính có trách nhiệm giao cơ quan hải quan trong lĩnh vực hoạt động hải quan chủ trì thực hiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; triển khai, tổ chức công tác phối hợp đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi vi phạm pháp luật hải quan; xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Ngoài phạm vi hoạt động hải quan, cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi vi phạm pháp luật hải quan khác.

Ngoài ra, chủ trì cơ quan thuế, cơ quan quản lý giá thực hiện kiểm tra, rà soát, giám sát việc chấp hành chính sách pháp luật về thuế và giá, định giá; chống trốn thuế. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan điều tra các hành vi độc quyền giá, độc quyền giá, hành vi cạnh tranh không lành mạnh về giá, hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam theo quy định của pháp luật.

- Bộ Công thương chịu trách nhiệm chủ trì sự phối hợp trong quản lý và kiểm tra, kiểm soát đấy tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đối với các lĩnh vực như: kinh doanh khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ thương mại, quản lý cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan kiểm tra, giám sát hoạt động vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải; trong công tác quản lý, kiểm soát phương tiện vận tải tạm nhập, mang biển số nước ngoài sử dụng tại Việt Nam. Tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng nhập lậu trong hoạt động vận tải đường sắt.

- Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong việc nhận, gửi, chuyển phát thư, kiện, gói hàng hoá; xuất bản phẩm, sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm được nhập khẩu, xuất bản, in và phát hành trái phép; viễn thông và công nghệ thông tin.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chỉ đạo cơ quan Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi khai thác, vận chuyển và tiêu thụ gỗ lậu, động vật và các sản phẩm động vật hoang dã, quý hiếm và những loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm…

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2010 và thay thế Quyết định số 96/TTg ngày 18/2/1995 của Thủ tướng Chính phủ. /.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo