So sánh giữa chính sách tiền tệ mở rộng và thắt chặt chi tiết

Như chúng ta đã biết, hai chính sách rất quan trọng đối với nền kinh tế hiện nay đó chính là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, có thể thấy hai loại chính sách này đều được sử dụng làm công cụ để tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Chính sách tiền tệ bao gồm Chính sách tiền tệ mở rộng và Chính sách tiền tệ thắt chặt. Sau đây hãy cùng ACC tìm hiểu bài viết về So sánh giữa chính sách tiền tệ mở rộng và thắt chặt chi tiết. Mời các bạn tham khảo.
Kỳ vọng chính sách tiền tệ ổn định trong năm 2020 - Tạp chí Tài chính
So sánh giữa chính sách tiền tệ mở rộng và thắt chặt chi tiết

1. Chính sách tiền tệ là gì?

Chính sách tiền tệ (Monetary policy) là chính sách kinh tế do ngân hàng trung ương thực hiện để tác động lên cung tiền với mục đích ổn định tiền tệ, giá cả, điều tiết nền kinh tế. Chính sách này có tác động rộng rãi đến các yếu tố như lãi suất, giá cả, nhu cầu tiêu dùng…

2. Các công cụ của chính sách tiền tệ

Tất nhiên, Ngân hàng Trung ương không làm như vậy. Họ sẽ dùng đến ba công cụ sau đây, thông qua kênh các ngân hàng thương mại để tăng giảm cung tiền.

2.1 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Khi người dân gửi tiền vào ngân hàng thương mại, Ngân hàng trung ương luôn yêu cầu ngân hàng thương mại giữ một phần tiền dự trữ. Phần còn lại ngân hàng thương mại có thể đem cho vay, đầu tư sinh lợi. Tỷ lệ tiền dự trữ so với tổng tiền gửi gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, ngân hàng thương mại sẽ có ít tiền hơn để cho vay, đầu tư. Lượng tiền lưu hành trên nền kinh tế sẽ giảm. Bằng cách thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Trung ương có thể điều tiết được cung tiền.

Ví dụ: 

Ngân hàng thương mại X có tổng tiền gửi là 100 tỷ đồng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%. Ngân hàng X chỉ có thể cho vay tối đa 90 tỷ đồng và phải duy trì lượng tiền dự trữ 10 tỷ đồng.

Khi Ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc lên 15%, lượng tiền dự trữ bắt buộc lúc này là 100 x 15% = 15 tỷ. Vậy ngân hàng X chỉ có thể cho vay tối đa 85 tỷ đồng. Cung tiền bị thu hẹp.

2.2 Nghiệp vụ thị trường mở

Ngân hàng trung ương sẽ mua/bán các chứng khoán trên thị trường mở. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lượng tiền mặt của các ngân hàng thương mại. Từ đó làm tăng hoặc giảm cung tiền

Ví dụ: 

Ngân hàng trung ương dùng 100 tỷ đồng mua trái phiếu chính phủ trên thị trường. Lúc này các ngân hàng thương mại mất đi lượng chứng khoán trị giá 100 tỷ đồng. Đổi lại, họ có thêm 100 tỷ đồng tiền mặt. Họ có thêm tiền để cho vay, do đó cung tiền tăng.

Nếu Ngân hàng trung ương bán ra 100 tỷ đồng trái phiếu chính phủ thì quy trình đảo ngược và cung tiền giảm.

2.3 Lãi suất chiết khấu

Đây là lãi suất mà Ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay. Khi lãi suất tái chiết khấu cao, các ngân hàng thương mại e ngại việc vay từ Ngân hàng Trung ương. Họ sẽ tự nguyện dự trữ nhiều tiền mặt hơn. Điều đó giúp làm giảm cung tiền trên thị trường.

3. Phân loại chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là chính sách của chính phủ sử dụng các công cụ của hoạt động ngoại hối và tín dụng để ổn định tiền tệ. Việc kinh tế có tăng trưởng hay giảm sút phụ thuộc rất lớn vào chính sách tiền tệ của chính phủ và đây được xem là công cụ đắc lực để điều tiết nền kinh tế, tài chính của một quốc gia.

Chính sách tiền tệ có hai loại:

  • Chính sách tiền tệ mở rộng
  • Chính sách tiền tệ thắt chặt

4. So sánh giữa chính sách tiền tệ mở rộng và thắt chặt

4.1 Chính sách tiền tệ mở rộng 

Trong kinh tế học vĩ mô Chính sách tiền tệ mở rộng là khi ngân hàng Trung ương bơm tiền vào thị trường mở rộng nguồn cung tiền hơn mức bình thường làm cho lãi suất giảm xuống, từ đó tăng nhu cầu chi tiêu, tạo nhiều việc làm hơn để đáp ứng lượng hàng hóa, dẫn đến việc thúc đẩy đầu tư tài chính và mở rộng sản xuất kinh doanh.

Có 3 cách để ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, gồm:

(i) Hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

(ii) Hạ lãi suất chết khấu đối với ngân hàng thương mại.

(iii) Mua chứng khoán.

Trong kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ mở rộng được sử dụng trong bối cảnh nền kinh tế bị suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng.

4.2 Chính sách tiền tệ thắt chặt

Trong kinh tế vĩ mô, Chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ ngược lại với mở rộng là động thái của ngân hàng Trung ương giảm bớt nguồn cung tiền trên thị trường, kéo theo lãi suất ngân hàng tăng lên, từ đó thu hẹp nhu cầu chi tiêu và giá hàng hóa giảm xuống.

Chính sách tiền tệ thắt chặt được chính phủ sử dụng khi nền kinh tế có sự phát triển quá nóng, lạm phát gia tăng và dùng để chống lạm phát.

Có 3 cách ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp:

(i) Tăng mức tỷ lệ dữ trữ bắt buộc.

(ii) Tăng mức chiết khấu, kiểm soát hoạt động tín dụng.

(iii) Bán chứng khoán.

Dựa vào tình hình kinh tế của một quốc gia đang tăng trưởng quá mức hay chậm chạp; lạm phát cao hay trong tầm kiểm soát; tỷ lệ thất nghiệp; tín dụng tốt hay xấu; tín thanh khoản của thị trường thế nào…thì chính phủ sẽ lựa chọn sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt hay thu hẹp.

Trên đây là bài viết về So sánh giữa chính sách tiền tệ mở rộng và thắt chặt chi tiết mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (980 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo