Chính sách thương mại quốc tế (International trade policy) là gì?

chính sách thương mại quốc tế là gì
chính sách thương mại quốc tế là gì

1. Khái niệm chính sách thương mại quốc tế

 Chính sách thương mại quốc tế được tiếp cận với nhiều cách định nghĩa khác nhau: “Chính sách thương mại quốc tế là hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế, hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã xác định trong lĩnh vực thương mại quốc tế của một nước trong thời kì nhất định”. “Chính sách thương mại quốc tế (còn gọi là chính sách ngoại thương) bao gồm hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và biện pháp của Nhà nước áp dụng trong quản lý kinh tế nhằm tác động, điều chỉnh, kiểm soát các hoạt động thương mại quốc tế góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô chung của quốc gia”. Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau về chính sách thương mại quốc tế, tuy nhiên, nhìn chung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, thì chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia được xây dựng không những dựa vào điều kiện kinh tế của quốc gia mình, mà còn phải dựa vào những thông lệ, những chuẩn mực của các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà nước đó tham gia. Do đó, có thể hiểu chính sách thương mại quốc tế theo khái niệm sau: Chinh sách thương mại quốc tể là một hệ thống các quan điếm, mục tiêu, nguyên tắc, công cụ, biện pháp thích hợp mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia trong một thời lá nhất định, nhằm đật được mục tiêu đã định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quổc gia và thích ứng với thông lệ, luật pháp và cam kết quốc tế. 

2. Chức năng của chính sách thương mại quốc tế 

Chức năng của chính sách thương mại quốc tế thể hiện ở hai khía cạnh sau: 

- Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường nước ngoài, tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế, khai thác triệt để lợi thế so sánh của đất nước và doanh nghiệp.

 - Bảo vệ thị trường trong nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đứng vững và phát triển trong hoạt động kinh doanh quốc tế, đáp ứng yêu cầu tăng cường lợi ích quốc gia. 

3. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế

 3.1 Ý nghĩa đối với công ty Nắm vững chính sách thương mại quốc tế của nước sở tại: 

Có chiến lược phát triển thương mại và các giải pháp thương mại phù hợp với pháp luật của nước sở tại, khai thác các yếu tố thuận lợi của môi trường chính trị. Nhằm tìm cách thâm nhập, mở rộng thị trường, xác định chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm đạt hiệu quả kinh tế. Điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại theo sự thay đổi chính sách của các nước. Phát triển quan hệ đối tác, khách hàng trong quan hệ thương mại và đầu tư

. 3.2 Ý nghĩa đối với các quốc gia 

Nghiên cứu về chính sách thương mại quốc tế cho phép: Rút kinh nghiệm và đánh giá thực tiễn chính sách để xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách thương mại quốc tế của đất nước sao cho đạt hiệu quả kinh tế lớn nhất. Hướng dẫn, tư vấn và giúp đỡ các công ty phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại. Tham gia xây dựng các chính sách kinh tế khác phù hợp với điều kiện nội thương và ngoại thương. 

4. Đặc điểm chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia 

- Chính sách thương mại quốc tế có tính lịch sử rõ rệt, được thay đổi khá thường xuyên và có tác dụng trong một thời kỳ nhất định. Tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể, mỗi quốc gia thường có chính sách thương mại quốc tế độc lập thể hiện ý chí, tôn chỉ và mục tiêu phát triển của mình. 

- Chính sách thương mại quốc tế không tồn tại độc lập mà luôn nằm trong hệ thống chính sách kinh tế của quốc gia. Chính sách thương mại quốc tế gắn liền với các chính sách có liên quan như chính sách đầu tư, chính sách tài chính - tiền tệ, chính sách khoa học - công nghệ,... và trong nhiều trường hợp có sự tác động qua lại của các chính sách.

 - Chính sách thương mại quốc tế chịu tác động của nhiều nhân tố: nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội của quốc gia và quốc tế. Sự thay đổi của các yếu tố trên rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến chính sách thương mại quốc tế. 

- Các công cụ và biện pháp được sử dụng để điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế rất đa dạng như thuế quan, hạn ngạch, hạn ngạch thuế quan, hàng rào kỹ thuật, tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá và chống bán phá giá,... Các công cụ này có thể được sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp tùy thuộc vào mặt hàng.

 5. Cơ cấu chính sách thương mại quốc tế

 Chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia được tạo thành từ các yếu tố khác nhau và có mối quan hệ qua lại với nhau. Có thể tóm tắt trong ba phần chính: Thứ nhất, chính sách mặt hàng: bao gồm danh mục các mặt hàng định hướng xuất nhập khẩu sao cho phù hợp với trình độ phát triển và đặc điểm của nền kinh tế đất nước; mặt hàng hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu hoặc cấm xuất khẩu có thời hạn do yêu cầu khách quan của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu bảo đảm an ninh, an toàn xã hội. Trong chính sách sản phẩm, phải đặc biệt chú ý đến việc xác định sản phẩm truyền thống, sản phẩm chủ lực, mũi nhọn, sản phẩm cơ bản và sản phẩm mới. 

Ví dụ: Từ Điều 5 đến Điều 9 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài có quy định về: các mặt hàng bị cấm xuất khẩu (vũ khí, đạn dược, di vật, cổ vật, gỗ tròn, gỗ xẻ, động thực vật hoang dã quý hiếm...); các mặt hàng cấm nhập khẩu (vũ khí, đạn dược, pháo các loại, một số hàng tiêu dùng qua sử dụng...); các mặt hàng xuất, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của các bộ. Thứ hai, chính sách thị trường: Bao gồm định hướng và các biện pháp duy trì và mở rộng thị trường, xâm nhập thị trường mới, xây dựng thị trường trọng điểm, các biện pháp có đi có lại giữa các quốc gia mang tính chất song phương hoặc đa phương, việc tham gia vào các hiệp định thương mại và thuế quan trong phạm vi khu vực hay toàn cầu nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại quốc tế phát triển, phục vụ cho các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. 

Ví dụ: Theo nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá, các thị trường được coi là thị trường chiến lược của Việt Nam như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, ASEAN,... các thị trường được coi là tiềm năng của Việt Nam như: Ấn Độ, châu Phi, Canada, Australia... Thứ ba, chỉnh sách hỗ trợ: Bao gồm việc dùng các công cụ khác nhau nhằm gây tác động thúc đẩy hay điều chỉnh sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế. Trong khuôn khổ hội nhập kinh tế quốc tế, các chính sách này phải phù hợp với nguyên tắc và luật pháp quốc tế, nhất là của WTO, với lộ trình cam kết của mỗi nước. Chẳng hạn, các công cụ điều tiết (theo nghĩa hạn chế) thương mại quốc tế được sử dụng như thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu..., các công cụ thúc đẩy thương mại quốc tế được sử dụng như phá giá đồng tiền…

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo